Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bài II

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Bài II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) trình bày chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến 1939, đường lối đấu tranh của Đảng thời kỳ trực tiếp giành chính quyền (1939 - 1945). | BÀI II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1939 1. Giai đoạn 1930-1935 a) Luận cương chính trị tháng 10-1930 - Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước và cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10-1930 Trung ương Đảng đã họp hội nghị đầu tiên tại Hồng Kông (TQ) dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định: + Đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. + Thông qua bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với những nội dung chủ yếu sau * Xác định mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương ngày càng sâu sắc giữa "một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa". * Phương hướng chiến lược của cách mạng: Xác định lúc đầu là cuộc "Cách mạng tư sản dân quyền" "có tính chất thổ địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng" Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên CNXH * Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là "đánh đổ các di tích phong kiến"; "cách bóc lột tiền tư bổn"; "thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Hai nhiệm vụ đó quan hệ khăng khít với nhau, song Luận cương nhấn mạnh "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền". * Về lực lượng cách mạng: Xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng trong đó giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đối với các giai cấp khác, Luận cương cho rằng: Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc; Tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng lên cao sẽ theo đế quốc; còn tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; bộ phận thương gia thì không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hướng quốc gia chủ nghĩa, chỉ hăng hái cách mạng ở thời kỳ đầu. Theo Luận cương chỉ có những phần tử lao khổ mới đi theo cách mạng. * Về | BÀI II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1939 1. Giai đoạn 1930-1935 a) Luận cương chính trị tháng 10-1930 - Sau khi thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước và cử Ban chấp hành Trung ương lâm thời, tháng 10-1930 Trung ương Đảng đã họp hội nghị đầu tiên tại Hồng Kông (TQ) dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định: + Đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. + Thông qua bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với những nội dung chủ yếu sau * Xác định mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương ngày càng sâu sắc giữa "một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa". * Phương hướng chiến lược của cách mạng: Xác định lúc đầu là cuộc "Cách mạng tư sản dân quyền" "có tính chất thổ địa và phản đế". "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng" Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.