Báo cáo: Thực trạng và một số kiến nghị để phát triển môn thể dục nghệ thuật tại Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng phát triển môn thể dục nghệ thuật của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển môn Thể dục Nghệ thuật của Việt Nam trong những năm tiếp theo. | THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔN THỂ DỤC NGHỆ THUẬ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Lý Tóm tắt: Tổng kết kết quả thi đấu các môn Thể dục nghệ thuật giải học sinh sinh viên Đông Nam Á hai năm 2011 và 2012 nhằm đánh giá thực trạng phát triển môn thể dục nghệ thuật của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển môn Thể dục Nghệ thuật của Việt Nam trong những năm tiếp theo. TỪ KHÓA: thể dục nghệ thuật, thực trạng, phát triển Abstract: This study summarized performance achievements of Southeast Asian student games of Rhythmic Gymnastics in the years of 2011 and 2012 in order to assess the current status of its development in Vietnam and recommend ideas for future improvement of this sport. KEYWORDS: Rhythmic Gymnastics, current status, development I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục nghệ thuật (TDNT) – môn thể thao dành riêng cho phụ nữ, bao gồm những bài tập phát triển vóc dáng cân đối, hài hòa phù hợp với hình thái, tâm sinh lý của phụ nữ. Đặc biệt giáo dục tính thẩm mỹ học, nhận biết cái đẹp hình thức, âm nhạc, bài tập, vũ điệu với nhạc có thể sử dụng cho từ lứa tuổi thiếu nhi đến người lớn tuổi. Giống như các môn thể thao khác, TDNT cũng trải qua những bài tập sơ khai từ bước đi đầu tiên trong lịch sử phát triển của riêng mình. Nhà vật lý – giáo dục người Pháp Georges Demeny (1850-1917) đã chứng mình: ưu thế hệ của hệ thống bài tập căng duỗi cơ, kết hợp với vũ đạo, dụng cụ (chùy, bóng, khăn voan, cờ ) nâng cao khả năng phát triển các tố chất thể lực như: độ dẻo, khéo léo, dáng vóc mềm mại, uyển chuyển đặc trưng của nữ giới. Một trong những người có công rất lớn trong sự hình thành và phát triển môn TDNT phải nói đến nhà giáo dục người Pháp Francois Delsarte (1811-1971) ông đã đưa hệ thống bài tập kết hợp với nhạc đệm vào tập luyện. Ý tưởng của ông được vũ công nổi tiếng Isadora Duncan (1878-1927) kế thừa đã hình thành nên môn TDNT hiện đại. Cuối thế kỷ XIX đầu XX, thể dục nhip điệu thịnh hành rộng rãi, một trong những nhóm động tác: chuyển động nhịp điệu, bài