Trong Báo cáo khoa học: Phân biệt thịt trâu và thịt bò bằng kỹ thuật PCR, kỹ thuật PCR được ứng dụng để phân biệt thịt bò và thịt trâu với mục tiêu xây dựng hai quy trình PCR-bò và PCR-trâu. Mồi xuôi (F2) được thiết kế chung cho hai quy trình dựa vào vùng tương đồng trên gen cytochrome b của bò và trâu để giảm chi phí. Còn mồi ngược RC2 (PCR-bò) và RBU2 (PCR-trâu) được thiết kế dựa vào vùng không tương đồng trên gen cytochrome b của bò và trâu. Kết quả thu được PCR-bò, PCR-trâu khuếch đại sản phẩm có kích thước 839bp và 763bp. | PHÂN BIỆT THỊT TRÂU VÀ THỊT BÒ BẰNG KỸ THUẬT PCR Đoàn Thị Tuyết Lê(1) Nguyễn Ngọc Tuân(2), (1) Khoa Công nghệ sinh học và Môi trường, trường đại học Lạc Hồng (tỉnh Đồng Nai) (2) Khoa Chăn nuôi Thú y, trường đại học Nông Lâm TP HCM Email: tuyetledt@; nntttd@ Xác định loài của thịt bằng phương pháp sinh học phân tử trở nên phổ biến trong gần 20 năm qua. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật PCR được ứng dụng để phân biệt thịt bò và thịt trâu với mục tiêu xây dựng hai quy trình PCR-bò và PCR-trâu. Mồi xuôi (F2) được thiết kế chung cho hai quy trình dựa vào vùng tương đồng trên gen cytochrome b của bò và trâu để giảm chi phí. Còn mồi ngược RC2 (PCR-bò) và RBU2 (PCR-trâu) được thiết kế dựa vào vùng không tương đồng trên gen cytochrome b của bò và trâu. Kết quả thu được PCR-bò, PCR-trâu khuếch đại sản phẩm có kích thước 839bp và 763bp. Trong đó, quy trình PCR-trâu phát hiện được thịt trâu trong các hỗn hợp thịt xử lý từ 80oC đến 180oC trong 15 phút nhưng không phát hiện được thịt trâu dưới 10% trong hỗn hợp thịt xử lý 120oC hoặc 130oC trong 30’. PCR-bò phát hiện được thịt bò trong các hỗn hợp thịt xử lý ở 80oC đến 180oC trong 15’ nhưng không phát hiện được thịt bò ở tỷ lệ thấp hơn 10% trong hỗn hợp thịt xử lý 120oC hoặc 130oC từ 15- 30 phút. Nồng độ DNA trâu, DNA bò thấp nhất mà PCR-trâu, PCR-bò phát hiện được là 0,001 ng/μl. Từ khóa: phân biệt, thịt, bò, trâu, PCR. GIỚI THIỆU Vấn đề gian lận thương mại trong mua bán sản phẩm chế biến từ thịt cũng như việc kiêng sử dụng một vài loài thịt nào đó vì lý do sức khỏe như dị ứng hay vì lý do tôn giáo (đạo Hindu không ăn thịt bò) luôn đặt ra cho nhà quản lý chất lượng và kiểm soát thị trường. Vì thế, việc phát triển và ứng dụng các phương pháp phát hiện nhanh và chính xác các loại thịt trong sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm là cần thiết. Có nhiều phương pháp để xác định nguồn gốc thịt như phương pháp phát hiện dựa vào protein và DNA (López-Calleja và cs, 2005; Teletchea và cs, 2005). Các phương pháp dựa vào