Giáo trình Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học: Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 gồm các bài viết tiếp theo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà khoa học, các chuyên gia thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học. Tham khảo các bài viết như "Hiệu quả giáo dục: Quan điểm và một số phương pháp tính" của . Đặng Quốc Bảo,. Tham khảo nội dung 2 phần giáo trình để bổ sung các thông tin hữu ích cho bản thân. | HIỆU QUẢ GIÁO DỤC : QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH PGS. TS. Đặng Quốc Bảo I - ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệu quả của giáo dục là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học giáo dục, một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế và các nhà sư phạm. Người ta cho rằng khi coi giáo dục là ngành kinh tế thì phải điều khiển ngành này vừa trên quan điểm sư phạm vừa trên quan điểm kinh tế, phải tính được giá thành đào tạo đối với mỗi loại hình đào tạo, tính được giá thành của giáo dục trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung ; để hoạch định chiến lược đầu tư cho giáo dục một cách có hiệu quả. II - CÁC QUAN NIỆM a) Có quan niệm cho rằng hiệu quả của giáo dục là kết quả của hoạt động này trong đời sống sư phạm hay đời sống kinh tế xã hội nói chung. Quan niệm này tiếp cận vấn đề từ phạm trù "effectiveness" - phạm trù hiệu lực. Cần đo được cái mà giáo dục, thông qua những tác động tổng hợp, tạo ra tiến bộ của sự vật trong sự phát triển. b) Có quan niệm cho rằng hiệu quả của giáo dục là tỉ lệ tương quan giữa chi phí với kết quả của hoạt động giáo dục trong đời sống kinh tế xã hội nói chung. Quan niệm này tiếp cận vấn đề từ phạm trù "efficiency" - phạm trù hiệu suất. Cần tìm ra hai đại lượng trong quá trình phát triển : cái tạo ra và cái chi phí cho việc tạo ra, rồi so sánh tương quan hai đại lượng này. Gọi Z là tổng chi phí cho giáo dục - đào tạo. P là sự tăng sản phẩm xã hội do giáo dục - đào tạo mang lại. E là hiệu quả kinh tế của giáo dục. Trong trường hợp này, E được biểu thị bằng công thức : E= P Z (1) Sự sinh lợi của giáo dục được kí hiệu là D, trong trường hợp này, D được tính bằng công thức : D=P-Z Chỉ số sinh lời kí hiệu R được tính theo công thức : (2) 65 R= Từ (1) và (2), ta có : R= D Z D P− Z P = = -1=E-1 Z Z Z Đo được các đại lượng theo quan niệm nêu ra trong điểm (b) không phải là việc dễ dàng. Thí dụ chi phí cho giáo dục đào tạo vừa lấy từ ngân sách của Nhà nước, vừa lấy từ ngân sách của xã hội, ngân sách của gia đình. Tính toán được ngân sách của xã hội và của gia đình .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.