Tiếp nối phần 1, phần 2 Giáo trình Toán rời rạc do Lâm Thị Ngọc Châu biên soạn gồm nội dung chương 3 - Vị từ và lượng từ, chương 4 - lý thuyết tập mờ và logic mờ. Theo dõi nội dung hai phần giáo trình để bổ sung các kiến thức hữu ích. | Chương 3: Vị từ và lượng từ CHƯƠNG 3 : VỊ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ . Tổng quan • Mục tiêu của chương 3 Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đề sau: - Thế nào là vị từ, không gian của vị từ, trọng lượng của vị từ. - Thế nào là lượng từ, lượng từ tồn tại, lượng từ với mọi. - Cách biểu diễn một câu thông thường thành biểu thức logic. • Kiến thức cơ bản cần thiết Các kiến thức cơ bản trong chương này bao gồm: - Các phép toán đại số, hình học cơ bản để xác định được giá trị đúng, sai của các phát biểu. - Có khả năng suy luận. - Nắm vững các phép toán logic trong chương 1. • Tài liệu tham khảo Phạm văn Thiều, Đặng Hữu Thịnh. Toán rời rạc ứng dụng trong tin học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 1997 (chương , trang 32 52). • Nội dung cốt lõi - Định nghĩa vị từ, không gian của vị từ, trọng lượng của vị từ. - Định nghĩa lượng từ, lượng từ với mọi, lượng từ tồn tại. - Dịch các câu thông thường thành biểu thức logic. . Các định nghĩa Trong toán học hay trong chương trình của máy tính, chúng ta thường gặp những câu có chứa các biến như sau : "x>3", "x=y+3", "x+y=z". Các câu này không đúng cũng không sai vì các biến chưa được gán cho những giá trị xác định. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét cách tạo ra những mênh đề từ những câu như vậy. Trang: 48 Chương 3: Vị từ và lượng từ . Định nghĩa vị từ (Prédicat) Một vị từ là một khẳng định P(x,y,.) trong đó có chứa một số biến x,y,. lấy giá trị trong những tập họp A,B,. cho trước, sao cho : - Bản thân P(x,y,.) không phải là mệnh đề. - Nếu thay x, y ,. bằng những giá trị cụ thể thuộc tập họp A, B,. cho trước ta sẽ được một mệnh đề P(x, y, .), nghĩa là khi đó chân trị của P(x, y,.) hoàn toàn xác định. Các biến x, y,. được gọi là các biến tự do của vị từ. Ví dụ 1: Các câu có liên quan đến các biến như: "x>3", "x + y = 5" rất thường gặp trong toán học và trong các chương trình của máy tính. Các câu này không đúng cũng không sai vì các biến chưa được cho những giá trị xác