Bài giảng Sinh học động vật - Chương 8: Hệ bài tiết với nội dung trình bày khái quát về bài tiết, các dạng thận, hệ tiết niệu ở động vật có vú,. Tham khảo tài liệu này để nắm bắt nội dung chi tiết. | Chương VIII: Hệ bài tiết 1 HỆ BÀI TiẾT I. Khái quát về bài tiết 1. Các chất thải cần bài tiết 2. Các cơ quan tham gia bài tiết II. Các dạng thận 1. Nguyên đơn thận 2. Hậu đơn thận 3. Ống thận Malpighi 4. Thận ở động vật có xương sống II. Hệ tiết niệu ở động vật có vú (người) 1. Thận 2. Niệu quản 3. Bàng quang 4. Niệu đạo 2 Khái quát về bài tiết Qua quá trình trao đổi chất, nhiều sản phẩm dư thừa chưa được cơ thể dùng ngay có thể được biến thành dạng dự trữ. Những sản phẩm dư thừa không sử dụng được hoặc những sản phẩm độc hại, vô ích cần được bài tiết ra khỏi cơ thể. 3 Các chất thải cần bài tiết Khí CO2 do quá trình hô hấp thải ra Các sản phẩm chứa nitơ: sự chuyển hóa acid amin và nucleotid tạo ra sản phẩm chứa nitơ có tính độc hại như amonia, urea, acid uric Các sản phẩm dư thừa: các ion như Na+, K+, HCO3-, H+, Ca2+, Cl-, PO43 H2O vào cơ thể bằng thức ăn, đồ uống, hoặc được tạo thành qua quá trình trao đổi chất khi dư thừa cũng cần được thải bớt Các chất độc: Bilirubin, kháng sinh, thuốc trừ sâu Nước tiểu: là dịch bài tiết khỏi cơ thể qua đường tiết niệu 4 Các cơ quan tham gia bài tiết Da: bài tiết mồ hôi, qua đó bài tiết nhiệt, nước và các muối. Phổi: bài tiết CO2 và nước cũng như một phần nhiệt Lách và hạch bạch huyết: lọc sạch, dọn sạch máu và bạch huyết bằng phương thức thực bào; dọn sạch vi khuẩn, hồng cầu hỏng Gan: khử độc và bài tiết các chất độc thông qua hệ tiết niệu Thận: cơ quan đặc thù làm chức năng bài tiết. Thận cùng với các phần phụ như niệu quản, bàng quang và niệu đạo hình thành nên hệ tiết niệu có chức năng bài tiết nước tiểu và điều hòa cân bằng nội .