Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử, những người nghiên cứu phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, trong đó tài liệu lưu trữ Đảng là nguồn sử liệu đóng vai trò quan trọng và chủ yếu. Bài viết này của chúng tôi xin nêu vài nét về nguồn tài liệu lưu trữ Đảng, về vai trò của tài liệu lưu trữ đảng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử. | Một trở ngại khác là, một số nhà nghiên cứu lịch sử còn chưa thấy hết tính ưu việt của nguồn sử liệu - tài liệu lưu trữ Đảng, chưa tạo cho mình một thói quen sử dụng tài liệu lưu trữ. Họ thường đánh đồng nó với các nguồn sử liệu có độ chính xác thấp hơn như sử liệu ấn phẩm (sách, báo, tạp chí), thậm chí với cả sử liệu truyền miệng. Chỉ khi nào cảm thấy “bí” các nguồn sử liệu khác họ mới đến với tài liệu lưu trữ. Thí dụ, có địa phương tổ chức nhiều cuộc hội thảo (gồm những người cao tuổi, những nhân chứng sống đã tham gia vào các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó) để xác minh một vài sự kiện, hiện tượng lịch sử của huyện mình; kinh phí tốn kém đến cả trăm triệu đồng, trong khi đó tài liệu lưu trữ của huyện ủy không được tập trung quản lý và đánh giá. Sau này, khi tài liệu lưu trữ được tập trung chỉnh lý, đánh giá và sắp xếp, họ mới thấy rằng những sự kiện, hiện tượng được xác minh một cách tương đối ở các cuộc hội thảo đều được phản ánh chi tiết và đầy đủ trong tài liệu lưu trữ của địa phương mình.