Chương 6 Phân cực ánh sáng thuộc bài giảng Vật lý 2, cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: phân cực ánh sáng, ánh sáng tự nhiên (không phân cực), ánh sáng phân cực, định luật malus (về phân cực ánh sáng), phân cực ánh sáng do khúc xạ,. | GIÁO TRÌNH VẬT LÝ 2 Phân cực ánh sáng Kính lọc phân cực trong nhiếp ảnh Vật lý 2 \ Chương 5 – Nhiễu xạ ánh sáng Phân cực ánh sáng Bản thân mỗi tấm kính vẫn đủ độ trong, ánh sáng có thể truyền qua. Đặt chồng hai tấm kính lên nhau thì ánh sáng có thể không truyền qua được. Xoay một trong hai tấm kính thì cường độ sáng qua hai tấm kính thay đổi. Vật lý 2 \ Chương 5 – Nhiễu xạ ánh sáng Ánh sáng tự nhiên (không phân cực) Mỗi tia sáng đơn sắc là một sóng điện từ, gồm hai thành phần điện trường và từ trường dao động vuông góc với phương truyền. Ở đây ta chỉ xét thành phần điện trường. Với một tia sáng tự nhiên, mặt phẳng dao động của điện trường phân bố đều theo mọi phương, gọi là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng không phân cực. Vật lý 2 \ Chương 5 – Nhiễu xạ ánh sáng Ánh sáng phân cực Ánh sáng có véc tơ điện trường chỉ dao động theo một phương xác định được gọi là ánh sáng phân cực thẳng (hay phân cực hoàn toàn). Mặt phẳng phân cực (Q) Q Mặt phẳng dao động (P) P Vật lý 2 \ Chương 5 – Nhiễu xạ ánh sáng