Để thành công khi “làm ăn” tại châu Âu!

Các doanh nhân châu Âu là những người rất “giỏi” nhưng cũng rất “khó tính”, do vậy kinh doanh tại đây không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, không phải không có cách để thành công. Nhiều doanh nhân thành công tại đây đã rút ra các bài học kinh nghiệm đáng quý. 1/ Gửi thư và bản chào hàng trực tiếp Khi đã tuân thủ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống và đã chọn lựa được thị trường mục tiêu và các đối tác tiềm năng thì phải thiết lập quan hệ trực tiếp. Trong. | Để thành công khi làm ăn tại châu Âu Các doanh nhân châu Âu là những người rất giỏi nhưng cũng rất khó tính do vậy kinh doanh tại đây không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên không phải không có cách để thành công. Nhiều doanh nhân thành công tại đây đã rút ra các bài học kinh nghiệm đáng quý. 1 Gửi thư và bản chào hàng trực tiếp Khi đã tuân thủ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống và đã chọn lựa được thị trường mục tiêu và các đối tác tiềm năng thì phải thiết lập quan hệ trực tiếp. Trong phần lớn các trường hợp điều này có nghĩa là phải gửi thư trực tiếp cho các đại lý nhà nhập khẩu bán buôn hoặc người mua trong ngành hàng. Cơ sỏ dữ liệu với địa chỉ liên hệ của các đối tác tiềm năng có thể được tìm thấy trên Internet danh bạ công ty hoặc do các tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp CBI cũng có trên Internet hoặc các đại sứ quán địa chỉ liên hệ xem phụ lục . Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của thư tín. Đó là cách giới thiệu doanh nghiệp và nên được trình bày đúng ý chính xác và chỉnh chu. Tài liệu về doanh nghiệp và sản phẩm tương ứng và tài liệu về quy cách kỹ thuật và chứng chỉ tiêu chuẩn nên được trình bày bằng Tiếng Anh một cách chi tiết. Cũng nên nhớ là hiệu quả tức thì của thư tín trực tiếp có xu hướng bị hạn chế. Doanh nhân ở Châu Âu khó nhớ ngày tháng vì liên tục nhận được thư tín trực tiếp. Vì vậy bất kỳ một chiến dịch gửi thư trực tiếp nào cũng nên được tiếp nối bằng cuộc gọi điện thoại hoặc viếng thăm trực tiếp. bên cạnh đó nên hết sức chú ý đến các cơ sở dữ liệu về địa chỉ. Các cơ sở dữ liệu này trở nên lạc hậu rất nhanh. Khi cung cấp thông tin về giá cả và các bản chào hàng không nên chào cố định cho một khoảng thời gian dài mà nên chào mức giá theo thời điểm và tỷ giá ngoại hối. Điều này sẽ giúp tránh những vấn đề phát sinh do biến động của tỷ giá. Hơn nữa các bản chào phải được ràng buộc với điều kiện được xác nhận bằng văn bản. Tốt nhất là nên chào giá theo Incoterm 2000 bằng USD hay Euro nhưng phải nhớ là tỷ giá giữa USD và Euro có thay đổi.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.