Người xưa có nói : Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người. Sự thật dĩ nhiên như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể tráng kiện mà không có tinh thần sáng suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa ? Đối với con người mà có một điều kiện vật chất thôi, không đủ | Công việc nầy đâu phải dễ như người ta thường đã tửong. Câu văn mình tóm lại ấy phải nắm được cái cốt yếu của toàn thiên, tức là cái lý độc nhất vô nhị chi phối tất cả những đề phụ thuộc chung quanh nó. Trong những khi dạy học, tôi bao giờ cũng bắt buộc học sinh phải theo kỷ luật nầy một cách hết sức gắt gao. Đọc xong một bài văn, tôi bắt chúng phải tự tìm ra cái đề của nó, và tóm tắt lại bằng một câu. Đâu phải là một công việc dễ dàng: có khi suốt giờ, chúng cũng không sao tìm cho ra đúng được cái ý chánh của toàn bài Tôi luôn luôn để tự chúng tìm lấy, tôi chỉ khêu gợi thôi, chớ không nóng tánh mà tìm sẵn cho chúng nó bao giờ cả. Như thế, thật thụ dụng vô cùng và tôi nhận thấy chúng nó cũng hứng thú vô cùng trong sự tìm tòi ấy. Thét lâu ngày chúng tạo được cho mình một thói quen tốt là bất kỳ dứng trước một việc gì phiền phức bực nào cũng không bao giờ để tinh thần mình bị lôi cuốn vào những chi tiết chi ly vụn vặt, không phân biệt được cái gì chánh cái gì phụ Người xưa có nói : “Tri kỳ lý giả, nhứt ngôn nhi chung; bất tri kỳ lý giả lưu tán vô cùng.” (Biết được cái