Nội dung đề tài gồm các chương sau: chương 1 chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại, chương 2 thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên, chương 3 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên. | Kiến nghị triển khai lập quỹ tín dụng cho DNVVN: Thủ tướng chính phủ đã cho phép mỗi tỉnh, thành phố thành lập một quỹ bảo lãnh cho DNVVN, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có quỹ nào ra đời. Nguyên nhân là vẫn còn vướng vào đạo luật tổ chức tín dụng. Trên thực tế, trong giai đoạn đầu, nguồn vốn của quỹ chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và các tổ chức tín dụng đóng góp. Trong khi luật các tổ chức tín dụng chỉ cho phép các tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự phòng để góp vốn, mua cổ phần của Doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác, mà chưa cho phép góp vốn để lập quỹ bảo lãnh tín dụng. Chưa kể là các tổ chức tín dụng khi góp vốn vào quỹ thì không hề có khoản lợi nhuận từ đồng vốn góp vào mà còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khi quỹ phá sản và nguồn vốn dài hạn huy động từ dân cư phải trả lãi từng ngày. Bên cạnh đó, cơ chế bảo lãnh (được quy định tại thông tư số 42 của bộ tài chính) của quỹ còn nhiều vướng mắc như: Mức bảo lãnh chưa thực sự hỗ trợ Doanh nghiệp vay đủ vốn cần thiết để đầu tư cho phương án SX - KD, thủ tục rườm rà, thực tế là, để được quỹ bảo lãnh tín dụng thì Doanh nghiệp vẫn phải có dự án đầu tư, phương án SX - KD hợp lý, khả thi, có khả năng hoàn trả vốn, vì vậy đẻ quỹ tín dụng thực sự phát huy được vai trò của mình cần có nhiều quy định cụ thể hơn.