Đây là giáo trinh tính toán các lực động học khoa sư phạm kỹ thuật bộ môn cơ kỹ thuật | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Ể Ä Lï mil i PHẰN ĐỘNG Lực HỌC KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT BỘ MÔN CƠ KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG 2005 GIÁO TRÌNH CƠ HỌC LÝ THUYẾT II PHÀN ĐỘNG LỰC HỌC CHƯƠNG I CÁC ĐỊNG LUẬT CƠ BẢN CỦA ĐỘNG LựC HỌC PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM 1 BÀI MỞ ĐÀU Trong phần Tĩnh học chúng ta đã nghiên cứu về lực và sự cân bằng của các vật thể dưới tác dụng của các lực với giả thuyết là các lực không thay đổi theo thời gian. Trong phần Động học chúng ta đã nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể về mặt hình học không tính đến các nguyên nhân làm thay đổi các chuyển động đó. Trên thực tế một số lớn các lực là những đại lượng biến đổi và có thể phụ thuộc vào nhiều tham số. Quy luật chuyển động của vật thể phụ thuộc vào hình dáng kích thước khối vật và các lực tác dụng lên nó. Động lực học là một phần của cơ học nghiên cứu các quy luật chuyển động của các vật thể dưới tác dụng của các lực. Lý thuyết động lực học được xây dựng trên những định luật cơ bản động lực học. Chúng là kết quả của hàng loạt các thí nghiệm và quan sát và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Những định luật này lần đầu tiên được Newton trình bày một cách có hệ thống năm 1687 vì vậy người ta còn gọi là các định luật Newton hay là những định luật cơ học cổ điển. 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Không gian thời gian Như chúng ta đã biết chuyển động cơ học là sự dời chỗ của các vật thể trong không gian theo thời gian. Không gian và thời gian ở đây hiểu theo nghĩa tuyệt đối cổ điển Khác với khái niệm không gian thời gian trong lý thuyết tương đối . Chương I Các định luật cơ bản của ĐLH- PTVP chuyên động Trang 1 GIÁO TRÌNH CƠ HỌC LÝ THUYẾT II PHẦN ĐỘNG Lực HỌC 2. Quán tính Thực tế cho thấy rằng tác dụng của một lực lên hai vật thể tự do khác nhau nói chung chúng chuyển động khác nhau. Tính chất của vật thể thay đổi vận tốc chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn khi có cùng lực tác dụng gọi là quán tính. Đại lượng dùng để đo lượng quán tính có thể là khối lượng. 3. Chất điểm Để nghiên .