Đề tài: Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau thời lỳ đổi mới

Bài tiểu luận "Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau thời lỳ đổi mới" có 3 chương: chương 1 những vấn đề cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chương 2 mối quan hệ giữa FDI và xuất-nhập khẩu ở Việt Nam, chương 3 giải pháp. | FDI tác động đến cán cân thương mại của Việt Nam vừa theo hướng tích cực, vừa theo hướng tiêu cực. Tác động tích cực là làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động tiêu cực là làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam như đã phân tích ở các phần trên. Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng trên, so sánh mức độ của hai tác động ngược chiều của FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam, có thể thấy tác động tích cực là trội hơn. Trong khi cán cân thương mại của Việt Nam hầu như luôn trong trạng thái thâm hụt thì nội khu vực FDI luôn có thặng dư thương mại. Như vậy xét cho cùng, tác động tổng thể của FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam là tác động tích cực, giúp làm giảm tình trạng nhập siêu. Tác động tích cực này ngày càng được thể hiện rõ rệt. Nếu như năm 1995, cả nước nhập siêu trên 2 tỉ USD thì giá trị thặng dư của khu vực FDI chỉ khoảng 50 triệu USD, tức bù đắp chỉ khoảng 2,3% mức thâm hụt. Đến năm 2008, khi cả nước nhập siêu trên 18 tỉ USD thì khu vực FDI lại xuất siêu tới 6,6 tỉ USD, tức bù đắp tới 25% mức thâm hụt, năm 2009 con số này là 30%.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.