Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong - Chương 5: Phương pháp tính toán và thiết kế động cơ trình bày về các chế độ tính toán động cơ và thiết kế động cơ. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn. | CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ . CÁC CHẾ ĐỘ TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ . THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ . Các chế độ tính toán động cơ . Các chế độ làm việc đặc trưng của động cơ - Trong quá trình làm việc, các chế độ làm việc (phụ tải, tốc độ) của động cơ luôn thay đổi trong phạm vi rất rộng. Do vậy, tải trọng (cơ học, nhiệt, hóa .) tác dụng lên các chi tiết sẽ thay đổi liên tục. - Việc lựa chọn chế độ làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tải trọng tác dụng lên ĐC. - Khi lựa chọn các chế độ làm việc để tính toán bền các chi tiết, người ta thường giả thiết trạng thái làm việc của ĐC là ổn định. Đồng thời phải chọn những chế độ mà ở đó các chi tiết chịu tải trọng lớn nhất (cơ học, nhiệt, dao động cộng hưởng.). - Phụ tải thay đổi theo thời gian gây ra hiện tượng phá hỏng vì mỏi đối với các chi tiết. Do vậy, phần lớn các chi tiết trong ĐC được tính toán theo độ bền mỏi. - Trạng thái chịu tải trọng của các chi tiết rất phức tạp nên việc lựa chọn trạng thái làm việc gây ứng suất nguy hiểm nhất rất phức tạp. Trên cơ sở đảm bảo độ bền hợp lý thường chọn 3 trạng thái làm việc sau để tính toán: + Trạng thái chịu mô men xoắn lớn nhất (Me max; nM) + Trạng thái công suất lớn nhất (Ne max; nN) + Trạng thái tốc độ cho phép lớn nhất (Me = 0; nmax) * Trạng thái chịu mô men xoắn lớn nhất (Me max; nM): có áp suất khí thể lớn nhất, lực quán tính bé vì tốc độ nM nhỏ. Trạng thái này thường gặp khi khởi động hoặc khi xe chở nặng lên dốc cao. Khi tính toán coi lực khí thể đạt giá trị lớn nhất (pzmax) tại ĐCT ( = 0). * Trạng thái công suất lớn nhất (Nemax; nN): trạng thái này ĐC phát ra công suất lớn nhất; thường dùng để tính toán ứng suất tổng hợp do lực quán tính và lực khí thể sinh ra. Đối với ĐC diesel được tính toán ở chế độ công suất định mức nN. * Trạng thái tốc độ cho phép lớn nhất (Me = 0; nmax): trạng thái này có lực quán tính lớn nhất, ứng với tốc độ lớn nhất được hạn chế bởi bộ điều tốc. * Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện làm việc của các chi tiết và chế độ làm . | CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ . CÁC CHẾ ĐỘ TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ . THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ . Các chế độ tính toán động cơ . Các chế độ làm việc đặc trưng của động cơ - Trong quá trình làm việc, các chế độ làm việc (phụ tải, tốc độ) của động cơ luôn thay đổi trong phạm vi rất rộng. Do vậy, tải trọng (cơ học, nhiệt, hóa .) tác dụng lên các chi tiết sẽ thay đổi liên tục. - Việc lựa chọn chế độ làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tải trọng tác dụng lên ĐC. - Khi lựa chọn các chế độ làm việc để tính toán bền các chi tiết, người ta thường giả thiết trạng thái làm việc của ĐC là ổn định. Đồng thời phải chọn những chế độ mà ở đó các chi tiết chịu tải trọng lớn nhất (cơ học, nhiệt, dao động cộng hưởng.). - Phụ tải thay đổi theo thời gian gây ra hiện tượng phá hỏng vì mỏi đối với các chi tiết. Do vậy, phần lớn các chi tiết trong ĐC được tính toán theo độ bền mỏi. - Trạng thái chịu tải trọng của các chi tiết rất phức tạp nên việc lựa chọn trạng thái làm việc gây ứng