Đề tài có nội dung trình bày thông qua 3 chương sau: chương 1 tổng quan về khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, chương 2 giá trị lịch sử và văn hóa của điểm di tích Chính Bắc Môn, chương 3 hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của điểm di tích Chính Bắc Môn. | Luật Di sản Văn hóa được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2011, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sẳn văn hóa ở Việt Nam. Các khái niệm, nội dung của di sản văn hóa; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách, biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ di sản; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức,các nhân và của toàn xã hội trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc; giải thích các từ ngữ về di sản văn hóa và bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; xá định quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khác đối với si sản văn hóa; những mục đích sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa; các điều cấm nhằm bảo vệ di sản văn hóa đã được đề cập đến. Bên cạnh đó, trong văn bản luật này có các chương đề cập đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa; việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể; việc quản lý Nhà nước về di sản văn hóa; việc khen thưởng và xử lý vi phạm; và các điều khoản thi hành.