Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm: tìm hiểu sâu và rõ ràng về những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ. giải đáp được thế nào là dân chủ, giúp chúng ta hiểu sâu thêm về quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ. | Trên lĩnh vực đạo đức, nhiều chuẩn mực trí thức, văn hóa, đạo đức lối sống gia giáo bị bài bác. Người ta trắng trợn nói rằng, “ lương tri không bằng lương tháng, chân lý không bằng chân giò” Giá trị vật chất, đồng tiền dưới nhiều danh nghĩa ngụy biện được đề cao. Vì thế chuẩn mực đạo đức, lối sống, dưới chiêu bài “dân chủ” đã có lúc bị đảo lộn, bị điều khiển bởi ma lực đồng tiền. quan hệ cha – con, thầy – trò, quan hệ cấp trên với cấp dưới, giữa Đảng với dân cũng bị đơn giản hóa bằng các giá trị vật chất tầm thường. Đặc biệt là trong thời kỳ đầu thập kỷ chín mươi, khi hệ tư tưởng Mác – Lênin bị khủng hoảng trầm trọng, các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các trào lưu tư tưởng sùng ngoại, đa nguyên, vô chính phủ, trỗi dậy và phát triển dưới nhiều hình thức. Trong bối cảnh đó, Đảng ta một mặt khẳng định vị trí lãnh đạo cách mạng (được Hiến pháp thừa nhận), mặt khác mở các cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng để nhân dân nắm được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng. Đồng thời về mặt nhà nước, các hoạt động giữ gìn kỷ cương phép nước cũng được chấn chỉnh thông qua việc ban hành chỉ thị 137 – CP, 138 – CP thể hiện sự kiên quyết, đúng đắn, dân chủ công tác điều hành xã hội thông qua luật pháp.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.