Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử, được trích trong tập thơ Điên. Trong chương trình văn phổ thông, Đây thôn Vĩ Dạ nhiều lần được chọn làm đề thi học kỳ, thi tốt nghiệp với các dạng đề như phân tích bài thơ, phân tích khổ thơ tiêu biểu. Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu "Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử". Hy vọng các em sẽ có thêm một bài văn hay, một tài liệu bổ ích để việc học văn tốt hơn mỗi ngày. | CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ Chúng tôi xin giới thiệu phần tóm tắt nội dung của bài văn "Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử". Mời quý bạn đọc tham khảo trên trang để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của bản thân. 1. Mở Bài: Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912, tại Lệ Mĩ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình công chức theo đạo Thiên Chúa. Năm 1920, Hàn Mặc Tử theo gia đình vào học tiểu học ở Sa Kì, Quy Nhơn, sau đó học ở Bồng Sơn, rồi lại trở về học ở Sa Kì. Năm 1926, thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh rồi mất ở Huế, ông theo mẹ vào Quy Nhơn, bắt đầu làm thơ Đường với bút hiệu Minh Duệ Thị. 2. Thân Bài: Những bài thơ Đường luật đầu tiên của Hàn Mặc Tử mang cảnh buồn lạnh như cảnh Chùa hoang: Hương sầu khói lạnh nằm ngơ ngác Vách chán đêm suông đứng dãi dầu Qua nỗi buồn nhè nhẹ trong tập Gái quê. Và rồi người đọc ngạc nhiên khi trong tập Thơ Điên lại có Đây thôn Vĩ Dạ không điên tí nào, ngược lại còn đẹp, có chút dịu dàng. Một lời mời, lời trách nhẹ nhàng, thân ái mở đầu bài thơ. Nghệ thuật trách và mời trong câu thơ thật khéo léo. Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Trách vì đã quen nhau và đã mời từ trước. Bây giờ mới về gặp mặt, nhắc lại là để trách yêu nhưng cũng để giới thiệu cái đẹp trong sáng, xinh tươi. Tiếp đến, người đọc thấy một bức tranh bình minh rạng rỡ: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 3. Kết Bài: Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm sâu sắc, Đây thôn Vĩ Dạ, một bài thơ .