Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 06/2012

Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 06/2012 trình bày về chủ đề thanh tra và pháp luật về thanh tra với những nội dung cụ thể như giới thiệu Luật thanh tra năm 2010; giới thiệu tổ chức, hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp. Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này. | Chủ thể trong hoạt động kiểm tra là người ra quyết định thanh tra có quyền năng quyết định hoạt động của Đoàn thanh tra. Do vậy hậu quả pháp lý của việc kiểm tra là căn cứ kết quả kiểm tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kết quả kiểm tra. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người ra quyết định thanh tra thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc chuyển sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó chủ thể trong hoạt động giám sát ngoài người ra quyết định kiểm tra thì còn có chủ thể là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra. Do vậy mà hậu quả pháp lý giám sát chỉ là căn cứ kết quả giám sát, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc; kiến nghị có liên quan xem xét, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc; kiến nghị có liên quan đến hoạt động Đoàn thanh tra (nếu có), tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp có tố cáo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Người ra quyết định việc kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.