Tiểu luận môn Văn hóa học: Họa sỹ Thanh Hồ - Một tác phẩm là một niềm trăn trở trình bày sơ lược đôi nét về họa sĩ – nhà báo Thanh Hồ; hình tượng tượng nhân vật trong tranh của hoạ sĩ Thanh Hồ. Mời các bạn tham khảo bài tiểu luận để biết cách làm một bài tiểu luận chuyên ngành Văn hóa học cũng như kiến thức về họa sỹ Thanh Hồ. | , khái quát, ước lệ, tượng trưng. chú trọng đến nhịp điệu, ấn tượng tổng thể toàn bộ tác phẩm để gây hiệu quả thẩm mỹ cho bức tranh. Nội dung của tác phẩm chính là “tinh thần“ của tác phẩm ấy tạo ra. Hiện thực phương Đông quan niệm là hiện thực “tinh thần“. Người nghệ sĩ phương Đông không chăm chăm đạt cái giống bên ngoài, mà muốn đạt tới tâm trạng cao rộng hơn thế nhiều, tới mức tác phẩm tự nó tìm được cách biểu hiện khi người nghệ sĩ không còn nghĩ gì đến sự nói trên nữa. Có người nói: “Học ở vật chưa bằng học ở tâm“ tranh phương Đông là vậy. Phương Đông nhìn bao quát tổng hợp. Trong khi phương Tây tách bạch phân minh; phương Tây duy lý; phương Đông duy cảm. Trong tranh phương Đông luôn đồng thời nhìn thấy các biểu trưng trừu tượng lồng vào nhau, bao quát rồi mới đến cái cụ thể. Cụ thể nằm trong bao quát thành một chỉnh thể. Lão Tử nói: “Đại tượng vô hình“ cảnh lớn thì không có hình. Không có hình vì nó đã bao trùm toàn bộ trong đó. Không gian làm gì có hình nhưng không gian chứa cả trời đất, các thiên hà, các hành tinh trong vũ trụ. “Hư không là vạn năng bởi nó chứa đựng vạn vật“ chỉ trong hư không thì mới có sự vận động. Người phương Đông quan niệm như vậy suốt hàng ngàn năm nay nên nó trở thành những nguyên lý hết sức cơ bản, ứng xử trong nghệ thuật. Vậy nên có thể nói rằng hội họa trừu tượng là “gốc“ từ phương Đông. Người phương Đông và Việt Nam có vẽ trừu tượng thì cũng là điều tất yếu vì nó trở về “gốc“.