Bê tông nhẹ rỗng với nhiều ưu điểm như là có khối lượng thể tích nhỏ, giá thành thấp do dùng lượng xi măng ít hơn so với bê tông thường, hệ số dẫn nhiệt thấp, độ co ngót thấp, không phân tầng và không có sự dịch chuyển mao dẫn của nước. Do đó, nó thường được sử dụng trong việc xây dựng vỉa hè và một số công trình đặc trưng khác. Và để hiểu rõ hơn về loại bê tông này mời các bạn tham khảo tài liệu Bê tông nhẹ rỗng sau đây. | BÊ TÔNG NHẸ RỖNG Từ giữa những năm đầu của thế kỷ trước các nhà bác học của khoa xây dựng trường Đại học Bách Khoa thành phố HCM đã nghiên cứu thành công đề tài *bê tông nhẹ cốt liệu rỗng* là một dạng bê tông nhẹ có lỗ rỗng, thành phần của nó giống như bê tông thường nhưng không sử dụng cốt liệu nhỏ là cát. Ưu điểm của loại bê tông nhẹ này là có khối lượng thể tích nhỏ, giá thành thấp do dùng lượng xi măng ít hơn so với bê tông thường, hệ số dẫn nhiệt thấp, độ co ngót thấp, không phân tầng và không có sự dịch chuyển mao dẫn của nước. Do có nhiều lỗ rỗng nên loại bê tông nhẹ đặc biệt này dễ dàng cho nước thoát qua một cách nhanh chóng, giảm thiểu hiện tượng nước chảy tràn và cung cấp lại lượng nước ngầm. Thành phần chính của nó là cốt liệu lớn (đá) có cùng một cỡ hạt được bao bọc bởi một lớp mỏng vữa, không có cốt liệu rỗng nhỏ (cát). Nguyên vật liệu để chế tạo loại bê tông nhẹ này bao gồm: đá, xi măng, nước,. Cốt liệu đá sử dụng một loại cỡ hạt, kích thước có thể lên đến 25 mm. Khi kích thước đá càng lớn thì bề mặt bê tông nhẹ càng gồ ghề, ngược lại đá có kích thước nhỏ sẽ cho bề mặt bê tông mịn hơn. Các công trình như lề bộ hành nên dùng đá có kích thước nhỏ để làm tăng nét thẩm mỹ của công trình. Cũng như bê tông thường, cốt liệu đá cũng phải tuân theo các yêu cầu là phải đạt trạng thái bão hòa, bề mặt khô ráo khi tiến hành đúc mẫu. Khi sử dụng loại bê tông nhẹ này người sử dụng cần chú ý những đặc điểm sau : - Với mỗi một cốt liệu lớn chỉ chế tạo được bê tông nhẹ đến một cường độ giới hạn nhất định. Khi đã đạt đến cường độ này, nếu tiếp tục tăng cường độ của nền vữa tăng lượng dùng xi măng, giảm tỷ lệ nước/xi măng thì cường độ của bê tông nhẹ tăng không đáng kể, hiểu quả kinh tế sẽ thấp. - Hệ số dẫn nhiệt của bê tông nhẹ tăng theo khối lượng thể tích và độ ẩm của nó. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống thấm, ngăn nước cho những kết cấu bao che chế tạo từ bê tông nhẹ. Tuy nhiên bê tông nhẹ keramzit cấu tạo đặc có khả năng chống thấm tốt hơn so với bê tông nặng thông thường. - Trong thi công bê tông nhẹ cốt liệu rỗng cần đặc biệt quan tâm đến sự thống nhất giữa các yếu tố: tính công tác của hỗn hợp bê tông độ sụt côn; độ cứng; độ phân tầng;; phương pháp thi công và chế độ đầm chặt. Mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn đến tính đồng nhất của bê tông, do cốt liệu nhẹ có xu hướng nổi lên trong quá trình vận chuyển và tạo hình. Hiện tượng này rất dễ xảy ra khi hỗn hợp bê tông có độ dẻo cao hoặc có độ cứng lớn. Thông thường phải kết hợp gia tải với rung động trong quá trình tạo hình bê tông nhẹ. - Bằng cách sử dụng tổ hợp các phụ gia đặc biệt, có thể chế tạo được hỗn hợp bê tông nhẹ có độ chảy cao mà không bị phân tầng khi vận chuyển và tạo hình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần phải giám sát quá trình sản xuất thi công bởi các chuyên gia công nghệ. - Đối với các loại bê tông nhẹ công trình và công trình - cách nhiệt, cần đặc biệt quan tâm đến khả năng dính bám của bê tông với cốt thép. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng có cường độ nén ≥10Mpa đảm bảo được độ dính bám và bảo vệ được cốt thép không bị ăn mòn của môi trường. Trong trường hợp khác, cần có biện pháp tăng khả năng neo chắc và chống rỉ cho cốt thép trong bê tông.