Tài liệu Bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020: Phần 4 trình bày về đánh giá tác động môi trường và đưa ra hướng giải quyết cho việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao việc phát triển GTVT bền vững. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | Hà Tĩnh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc có hơn 30 con sông lớn nhỏ đều xuất phát từ sườn Đông dãy Trường Sơn và đổ ra biển Đông. Do đặc điểm địa hình nên các con sông ở đây thường ngắn, dốc, sự phân bố mật độ mạng lưới sông tương đối đều, các hạ lưu thường bị ảnh hưởng của thủy triều. Có 4 con sông chính đó là sông Lam, sông Rào Cái, sông Rác và sông Quyền được hợp từ các con sông nhánh và hình thành nên 4 cửa sông lớn đó là Cửa Hội (huyện Nghi Xuân), Cửa Sót (huyện Thạch Hà), Cửa Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) và Cửa Khẩu (huyện Kỳ Anh). Lưu vực các con sông này khoảng km2. Ngoài các lưu vực sông kể trên, Hà Tĩnh có nhiều hồ đập lớn như hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Bình Hà, hồ Khe Lang. với trữ lượng nước mặt khoảng 6,19 tỷ m3/năm dùng để phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt. Do đặc điểm địa hình dốc, chế độ mưa phân bố không đều, rừng đầu nguồn bị tàn phá từ những năm 90 nên mức độ lũ lụt, hạn hán trở nên nghiêm trọng như lũ quét gây thiệt hại lớn cho các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (năm 2002) và gây ngập úng do triều cường tại các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên Trong các tháng mùa khô từ tháng 3 đến tháng 7 mực nước sông xuống thấp, gặp triều cường nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.