Bài tập Cơ lý thuyết: Động lực học

Tài liệu Bài tập Cơ lý thuyết: Động lực học giới thiệu tới các bạn một số bài tập cơ bản về nguyên lý Đalămbe. Tài liệu được thực hiện nhằm giúp các bạn củng cố hơn những kiến thức về động lực học nói riêng và cơ lý thuyết nói chung thông qua việc giải những bài tập này. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | Bài tập Cơ lý thuyết Phần: Động lực học Chương – Nguyên lý Đalămbe 1. Cần trục quay có khối lượng mC = 2000 kg và khối tâm C, xe có khối lượng mD = 500 kg như hình vẽ. Xác định các lực liên kết tại ổ đỡ A và B trong các trường hợp sau : a) Cần trục và xe đứng yên. Vật E có khối lượng mE = 3000 kg được kéo lên nhanh dần với gia tốc aE = g/3 (g là gia tốc trọng trường). b) cần trục đứng yên, không có tải trọng E, xe D di chuyển từ phải sang trái nhanh dần với gia tốc aD = g/2. 2. Hai thanh BE và CF có cùng chiều dài quay đều với vận tốc góc n = 90 vòng/phút, thanh đồng chất AD có khối lượng m = 6 kg (như hình vẽ). Ở vị trí hình vẽ, xác định ứng lực của thanh BE và CF. 3. Hai bánh răng ăn khớp như hình vẽ. Bánh răng E có bán kính R = 120 mm, bán kính quán tính ρ = 85 mm, khối lượng mE = 4 kg. Lúc khảo sát, bánh răng E có vận tốc góc ω = 8 rad/s thuận chiều kim đồng hồ và gia tốc góc ε = 40 rad/s2 ngược chiều kim đồng hồ. Thanh đồng chất OB = 400 mm, khối lượng m = 3 kg được gắn chặt với bánh răng E. Xác định : a) Thành phần lực tiếp tuyến tác dụng bởi bánh răng D lên bánh răng E. b) Lực liên kết tại ổ trục C của bánh răng E. 4. Đĩa tròn đồng chất có khối lượng M = 5 kg, bánh kính r = 0,2 m lăn không trượt trên nền ngang. Tâm C có gia tốc aC = 1 m/s (như hình vẽ) a) Tìm lực Q nằm ngang đặt tại C và lực ma sát tại I. b) Tìm mômen quay Mq đặt vào vành và lực ma sát tại I. 5. Vật 1 có trọng lượng P1 rơi xuống với gia tốc a1. Trục 2 có trọng lượng P2, các bánh kính r và R, mômen quán tính đối với trục quay là J. Đĩa 3 có trọng lượng P3, bán kính r lăn không trượt (như hình vẽ). Dây song song với mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng α. Tìm lực căng các dây, lực liên kết tại O và lực ma sát tại I. 6. Cơ cấu cam như hình vẽ. Cam là đĩa tròn có bánh kính R = 7,6 cm, độ lệch tâm e = 2,5 cm, quay đều với vận tốc góc n = 300 vòng/phút. Lò xo có độ cứng c = 17,5 N/m, khi φ = π/2 lò xo bị nén một đoạn x = R. Cần đẩy ADE có trọng lượng P = 13,3 N. Xác định lực pháp tuyến tại B, phụ thuộc vào φ do cam đặt vào cần đẩy. 7. Trục quay AD mang hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng m, vận tốc góc của trục ω = const (như hình vẽ). Khoảng cách từ quả cầu đến trục quay là l. Xác định áp lực động lực tại hai ổ trục A và B.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    80    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.