Đề tài: Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay được thực hiện nhằm tìm hiểu lạm phát trong giai đoạn 2007 - 2009, đánh giá tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng để giải quyết vấn đề kiềm chế lạm phát. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến để lạm phát được thực hiện tốt và hiệu quả hơn trong thời gian tới. | Trong hai năm qua, nhất là giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2008, do biến động của kinh tế vĩ mô và phần nào do yếu tố tâm lý, việc huy động vốn trung hạn, dài hạn gặp khó khăn. Hoạt động của thị trường chứng khoán chủ yếu ở thị trường thứ cấp; doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn trực tiếp trên thị trường, mà phải dựa vào các định chế tài chính - tín dụng trung gian nên nguồn vốn đầu tư trung hạn, dài hạn phải dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại. Vừa qua để bảo đảm an toàn của hệ thống, ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh cơ cấu tín dụng trung hạn, dài hạn trong dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại từ 40% xuống còn 30% nên nguồn tín dụng này sẽ căng thẳng trong thời gian tới. Ðể hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng thời cơ đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường, thì cần phải có giải pháp cho nguồn vốn trung hạn, dài hạn ngoài hệ thống ngân hàng thương mại thông qua vai trò của thị trường chứng khoán và các định chế đầu tư.