“Một số vấn đề về nhận thức và thực trạng giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên trường đại học An Giang” là bài biết tham dự Hội thảo khoa học về giáo dục Quốc phòng – An ninh nhằm đánh giá thực trạng và nhận thức về giáo dục quốc phòng – an ninh của sinh viên Đại học An Giang. | Mặt khác, thế giới đang đứng trước những vấn đề có tính toàn cầu, bản thân mỗi nước không thể tự giải quyết được mà phải có sự phối hợp đa phương như: bảo vệ hoà bình; ngăn chặn các bệnh hiểm nghèo; bảo vệ môi trường; chống tội phạm quốc tế. đã đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ Tổ quốc. Xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế đang là một xu hướng khách quan. Toàn cầu hoá về kinh tế, dù nhiều, dù ít, các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau; quan hệ “đối tượng”, “đối tác” trở nên không rõ ràng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Các nước phát triển đang lợi dụng ưu thế về vốn, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại để ép các nước kém phát triển. Mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến làm cho vũ khí, trang bị quân sự liên tục đổi mới và phát triển với những vũ khí, trang bị hiện đại, độ chính xác cao, tinh khôn, tàng hình, uy lực sát thương lớn; nguyên lí sát thương phá hoại khác với vũ khí thông thường. điều đó không những làm thay đổi biên chế, tổ chức quân đội các nước, mà còn làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh, phương thức bảo vệ Tổ quốc và nghệ thuật quân sự. Tình hình đó làm cho nhiệm vụ quốc phòng ngày nay đã có nhiều thay đổi cả về nội dung, phương thức và đối tượng. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX về quốc phòng an ninh đã chỉ rõ những yêu cầu mới về bảo vệ Tổ quốc: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổ i mới và lợi ích quốc gia, dân tộc”. Yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quốc phòng bảo đảm cho đất nước nói chung và từng khu vực tỉnh, thành phố phải luôn chủ động, sẵn sàng, không để bị bất ngờ trước mọi tình huống xảy ra; giữ vững ổn định, ngăn ngừa, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh, để tập trung xây dựng đất nước. Điều đó đặt ra yêu cầu quan trọng là phải tăng cường GDQP toàn dân. Phải gắn kết chặt chẽ quá trình giáo dục –đào tạo với việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng–an ninh, nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Thực hiện tốt các mặt công tác quốc phòng, trong đó có nhiệm vụ GDQP cho sinh viên là thiết thực góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục –đào tạo. GDQP góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tiềm lực về tri thức phòng thủ đất nước. Con đường hiệu quả nhất để đưa đường lối