Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm trình bày về dàn ý chi tiết một sáng kiến kinh nghiệm; mô hình một sáng kiến kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm. Mời các bạn tham khảo tài liệu để biết cách soạn thảo một bản sáng kiến kinh nghiệm tốt hơn. | ĐỀ CƯƠNG VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÀN Ý CHI TIẾT MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ - Trên cơ sở nhìn nhận một cách tổng quan về lĩnh vực đang quan tâm, đối với nó cần đạt được ngững gì mới coi là tốt. - Trên cơ sở miêu tả có dẫn chứng về thực trạng khi chưa có sáng kiến, để đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân về thực trạng đó : Cái gì được, cái gì chưa được, cần cải tiến - đổi mới như thế nào, chỉ rõ nguyên nhân tại sao? PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn : Trích dẫn, phân tích những cơ sở lý thuyết và thực tiễn làm căn cứ cho việc đổi mới. 2. Giả thuyết : Những dự tính ban đầu về việc cần làm, cách làm để nâng cao hiệu quả trong quá trình cải tiến, đổi mới thực trạng và kết quả mong đợi. 3. Quá trình thực nghiệm giải pháp mới : - Nêu rõ quy trình tiến hành thực nghiệm sáng kiến. - Nêu rõ những kết quả mới đạt được nhờ sáng kiến, có đối chứng với hiện trạng khi chưa có sáng kiến. - Nêu nhân chứng tham gia quan sát, kiểm tra và ý kiến của họ về kết quả mới đạt được. 4. Hiệu quả mới – ý nghĩa của SKKN : Trình bày và đưa ra vật chứng chứng minh cho sự hiệu nghiệm của sáng kiến. Khẳng định sáng kiến đã đem lại lợi ích gì ? có SK thì hiệu quả tăng lên ra sao ? so sánh thực trạng trước và sau khi áp dụng SK bằng mẫu đối chứng, ý kiến đánh giá của cấp trên và bản thân về ý nghĩa và hiệu quả của SKKN. PHẦN III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kinh nghiệm cụ thể : Khẳng định SKKN cụ thể là gì ? 2. Cách sử dụng SKKN : Nêu cụ thể quy trình và các công việc cần làm khi áp dụng SKKN. 3. Đề xuất hướng phát triển của SK : Để nâng cao hiệu quả của SK hơn cần phải làm những gì khác nữa. 4. Kết luận và kiến nghị : Đề nghị với đồng nghiệp về việc nghiên cứu SK của mình. Nêu nội dung đề nghị với cấp trên về áp dụng SKKN. MÔ HÌNH MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. Trang bìa 1 và 2 : Phía trên : Tên phòng GD, Tên trường. Ở giữa : Tên SKKN, tên người thực hiện, tổ Phía cuối : Địa chỉ và tháng năm hoàn thành SK. B. Trang 3 : Mục lục ( Gồm 2 cột : Nội dung – Trang ) C. Từ trang 4 : Nội dung của SKKN. Phần I : Đặt vấn đề ( Nêu những vấn đề có liên quan đến SK sẽ viết ) Phần II : Giải quyết vấn đề I. Cơ sở lý luận và thực tiễn : 1. Cơ sở lý luận : 2. Cơ sở thực tiễn : * Thực trạng * Ưu điểm và nhược điểm II. Giả thuyết : Sử dụng cụm từ : “Nếu thì ” III. Quá trình áp dụng giải pháp mới : 1. Quy trình tiến hành SKKN. 2. Kết quả đạt được : Lập bảng so sánh trước và sau khi áp dụng SKKN. 3. Kết quả được kiểm chứng : Cấp nào kiểm tra, đánh giá, xếp loạ gì ? IV. Hiệu quả mới – ý nghĩa của SKKN: 1. Hiệu quả mới : So sánh, đánh giá về sự tăng – giảm của vấn đề nêu trong bảng kết quả ở phần III. 2. 2. Ý nghĩa : Nêu ý nghĩa về giáo dục, Kinh tế, Môi trường . hoặc những vấn đề mà SKKN đề cập đến. Phần III. Bài học kinh nghiệm 1. Kinh nghiệm cụ thể : 2. Cách sử dụng SK ( Quy trình sử dụng ): 3. Đề xuất hướng phát triển của SK : - Hướng phát triển - Phạm vi sử dụng SK 4. Kết luận và kiến nghị : - Kết luận : - Kiến nghị : D. Tài liệu tham khảo : Nêu tên tài liệu, tác giả, nơi XB, năm XB.