Tài liệu sau đây tổng hợp các bài viết nhằm trả lời cho "Câu 2: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28-11-2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?" trong cuộc thi viết "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" nhằm giúp những ai tham dự cuộc thi này có thêm tài liệu để tham khảo, chuẩn bị tốt cho cuộc thi viết trên. . | Chủ quyền nhân dân là một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng của Hiến pháp - bản “khế ước xã hội” của nhân dân - vì thế, trước hết, nó phải thể hiện rõ điều này. Toàn văn Hiến pháp mới cho thấy rõ tư tưởng về chủ quyền nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ngay ở Chương I, có 06 điều (từ Điều 1 đến Điều 6) khẳng định về chủ quyền nhân dân; chỉ rõ phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Chương II, bao gồm các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, là một bước cụ thể hóa về chủ thuyết chủ quyền nhân dân khi bổ sung thêm các quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, như: quyền được có quốc tịch, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được thụ hưởng giá trị văn hoá, được bảo vệ trong tiêu dùng,. Đồng thời, Hiến pháp mới khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2, Điều 14). Bên cạnh đó, Hiến pháp mới cũng nêu rõ cách thức để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các quyền chính trị cơ bản, như: nhân dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội do họ bầu ra, đồng thời có quyền biểu quyết về những vấn đề trưng cầu ý dân, .