Bài giảng Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: Chương 4 - Quản lý tài nguyên đất dốc giới thiệu tới các bạn về các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất và phân loại xói mòn, tác hại của xói mòn đất, mức độ xói mòn đất trên vùng đồi núi Việt Nam, biện pháp hạn chế xói mòn đất. Bài giảng hữu ích với các bạn chuyên ngành Môi trường và những ngành có liên quan. | Chương 4: Quản lý tài nguyên đất dốc Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: - Mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,.) 7%, - Chăn thả gia súc quá mức 35%, - Canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, - Công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. 1. Xói mòn . Khái niệm: Xói mòn ( erosion ) là sự chuyển dời vật lý lớp đất | Chương 4: Quản lý tài nguyên đất dốc Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: - Mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,.) 7%, - Chăn thả gia súc quá mức 35%, - Canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, - Công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu á,