Bài giảng Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: Chương 9 - Sử dụng, quản lý đất bền vững cung cấp cho các bạn những khái niệm về sử dụng, quản lý đất bền vững; phát triển nông nghiệp bền vững, nguyên tắc đánh giá bền vững, hiện trạng tài nguyên đất, một số vấn đề liên quan đến tài nguyên đất. | CHƯƠNG 9 SỬ DỤNG, QUẢN LÝ ĐẤT BỀN VỮNG 1. KHÁI NIỆM Khái niệm về tính bền vững bao gồm sự ghi nhận về những giới hạn của dự trữ nguồn lực, tác động đến môi trường, tính kinh tế, đa dạng sinh học và tính hợp pháp (Tikell. 1993). Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này có thể không bền vững ở nơi khác, bền vững ở thời điểm này có thể không còn bền vững ở thời điển khác. Mặc dù đo lượng trực tiếp tính bền vững là một điều kiện khó khăn, nhưng sự đánh giá nó có thể thực hiện được dựa vào những biểu hiện và chiều hướng của các quá trình chi phối chức năng của một hệ nhất định ở một địa phương cụ thể (Dumanski và Smith, 1993). 1. KHÁI NIỆM Nhóm công tác về khung đánh giá quản lý đất bền vững (Nairobi, 1991) đưa ra định nghĩa sau: “ Quảm lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời: Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); Giảm rủi ro sản xuất (an tòan); Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước (bảo vệ); Có hiệu quả lâu dài (lâu bền); và Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) “ 1. KHÁI NIỆM . Hiệu quả sản xuất (Productivity) Việc quản lý sử dụng đất phải đảm bảo nuôi dưỡng người sử dụng trong thực tại. Lợi ích do hệ thống quản lý đất bền vững phải vượt qua năng suất vật chất của sự sử dụng nông nghiệp và bao hàm cả các mục tiêu bảo vệ và mỹ học. . An toàn (Security) Là phương pháp quản lý đất đai phải thúc đẩy sự cân bằng giữa việc sử dụng đất và các điều kiện môi trường, giảm rủi ro sản xuất. Nói cách khác, phương pháp quản lý không làm mất ổn định các quan hệ địa phương và không làm rủi ro. 1. KHÁI NIỆM . Tính bảo vệ (Protection) Các họat động sử dụng không làm hại cho việc sử dụng trong tương lai, bảo vệ các tiềm năng và môi trường sống. . Tính lâu bền (Viability) Hệ thống sử dụng phải tồn tại và phát triển được trong môi trường chung thay đổi. Nếu sự sử dụng đất không có sức sống sẽ không thể | CHƯƠNG 9 SỬ DỤNG, QUẢN LÝ ĐẤT BỀN VỮNG 1. KHÁI NIỆM Khái niệm về tính bền vững bao gồm sự ghi nhận về những giới hạn của dự trữ nguồn lực, tác động đến môi trường, tính kinh tế, đa dạng sinh học và tính hợp pháp (Tikell. 1993). Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này có thể không bền vững ở nơi khác, bền vững ở thời điểm này có thể không còn bền vững ở thời điển khác. Mặc dù đo lượng trực tiếp tính bền vững là một điều kiện khó khăn, nhưng sự đánh giá nó có thể thực hiện được dựa vào những biểu hiện và chiều hướng của các quá trình chi phối chức năng của một hệ nhất định ở một địa phương cụ thể (Dumanski và Smith, 1993). 1. KHÁI NIỆM Nhóm công tác về khung đánh giá quản lý đất bền vững (Nairobi, 1991) đưa ra định nghĩa sau: “ Quảm lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời: Duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); Giảm rủi ro sản xuất (an tòan); Bảo