Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp giới thiệu về lý luận chung nợ nước ngoài tại Việt Nam; thực trạng về nợ nước ngoài ở Việt Nam - nguyên nhân và hạn chế của công tác quản lý nợ; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vay nợ tại Việt Nam. Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Tài chính ngân hàng.   | Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát vào việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh, cần nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án để tăng cường hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng cường hiệu quả đầu tư. Phải theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với kiểm soát tiền vay và vạch ra kế hoạch trả nợ. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
242    61    1    29-03-2024
7    48    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.