Đề tài: Tội phạm ở pháp luật phong kiến Việt Nam trình bày về tội phạm ở pháp luật phong kiến Việt Nam; các phương pháp phân loại tội phạm thời phong kiến; nhóm tội thập ác và ngoài thập ác trong thời đại phong kiến. Đề tài giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn về tình hình tội phạm cũng như quy định pháp luật của nước ta thời phong kiến. | Xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến Việt Nam, các nhà làm luật phong kiến Việt Nam đã gây dựng nên rất nhiều bộ luật nổi tiếng như Quốc triều hình luật, Hoàng việt luật lệ. Hầu hết các bộ luật này đều tổng hợp về nhiều ngành luật và được trình bày dưới hình thức các qui phạm pháp luật hình sự. Các bộ luật này đã có nhiều quan điểm tiến bộ trong việc phân loại các tội phạm ra từng loại tội phạm cụ thể , với các mức độ hình phạt khác nhau nhưng các bộ luật này đều còn những thiếu sót trong việc đưa ra khái niệm về các loại tội phạm đó. Khái niệm tội phạm được sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều so với pháp luật hiện hành, mọi vi phạm đều bị coi là tội phạm và đều phải bị áp dụng những chế tài hình sự: dân sự, hành chính, thuế khoá, ruộng đất., thậm chí có khi đó chỉ là những vi phạm trên lĩnh vực đạo đức đơn thuần. Sự khác biệt này có lẽ xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật lập pháp, từ sự khác nhau về nền tảng kinh tế - xã hội đương thời: Vì đối với xã hội phong kiến Nho giáo là nền tảng cho trật tự xã hội nên vấn đề bảo vệ đạo đức Nho giáo luôn là nhiệm vụ hàng đầu của pháp luật. Và đặc biệt quan trọng hơn là pháp luật phong kiến đã đánh dấu và tạo ra nét đặc trưng rất riêng trong hệ thống pháp luật đương thời của mình đó là xác định rõ nhóm tội thập ác và cách xử lí cũng như điều chỉnh những hành vi sai lệch của mỗi cá nhân trong xã hội cũ. Chính những điều này đã tạo cho pháp luật Việt Nam hiện hành những nền tảng, nền móng vững chắc để xây dựng một hệ thông pháp luật vững bền song song với nhiều sự thay đổi và biến động của đất nước.