Đề tài: Tài sản nhằm phân tích những loại tài sản đã được đề cập và một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tài sản theo quy định tại điều 163_BLDS năm 2005 để góp phần hoàn thiện hơn nữa về cách hiểu tài sản trong luật dân sự Việt Nam. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung cụ thể. | cần xem tài sản ảo là một dạng tài sản và pháp luật cần công nhận, bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo. Nhưng theo quy định tại điều 163 BLDS 2005 thì tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong khi đó, tài sản ảo không phải là vật, tiền, giấy tờ có giá, cũng không phải tài sản vô hình tồn tại trong thế giới thực, thuộc sở hữu người bán, người đưa tài sản vào giao dịch. Tài sản ảo có hình ảnh nhưng không tồn tại trong thế giới thực, không thuộc sở hữu của người bán ( game thủ ). Tài sản ảo cũng không phải là quyền tài sản vì người chơi không có quyền chiếm hữu ( tài sản ảo nằm trong máy chủ của nhà cung cấp, máy chủ có thể bị hack, bị hỏng, người chơi có thể bị khóa nick nếu vi phạm ), không có quyền định đoạt ( có thể bị khóa nick, tuổi thọ của trò chơi không phụ thuộc vào người chơi). Vậy tài sản ảo là gì? Trong quan hệ giữa nhà cung cấp với người chơi thì đó là một loại dịch vụ. Còn khi người chơi bán tài sản ảo là họ bán quyền sử dụng phần tính năng của trò chơi, là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản ảo giữa hai người chơi là việc chuyển giao quyền sử dụng dịch vụ trò chơi. Như vậy, khái niệm tài sản ảo không cùng nội hàm với khái niệm tài sản trong BLDS 2005 hiện hành. Tuy nhiên, thực tế đã hình thành thị trường mua bán tài sản ảo và thực tế cho thấy chúng ta cần thừa nhận điều đó. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung BLDS 2005 theo hướng công nhận tài sản ảo là một loại tài sản và pháp luật cũng cần phải có chế định bảo hộ đối với loại tài sản này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các game thủ cũng như nhà cung cấp.