Tiểu luận trình bày hoàn cảnh ra đời nghệ thuật kinh kịch Trung Quốc, lịch sử phát triển, đặc điểm của kinh kịch, các đặc tính và vai trò của kinh kịch. | Biểu diễn kinh kịch không thể tách rời khỏi dàn nhạc. Dàn nhạc trong kinh kịch được phân làm "văn trường" và "vũ trường". "Văn trường" chỉ đàn sáo, chủ yếu có các nhạc khí như: hồ cầm, nhị hồ, đàn nguyệt, sáo, kèn dùng cho các lớp "văn". "Vũ trường" chỉ bộ gõ, nhạc khí chủ yếu có: phách, trống, thanh la, não bạt, chuông, chủ yếu dùng tạo không khí cho các đoạn biểu diễn cảnh giao đấu, võ thuật (lớp "võ"), lớp "văn" đôi khi cũng có sử dụng. Khi biểu diễn kinh kịch, dùng trống và phách để chỉ huy phải phải nắm vững các bước của âm nhạc cũng như diễn xướng: phối hợp chặt chẽ với các động tác của diễn viên, điều tiết tiết tấu hoặc làm nền cho diễn viên hát hoặc nói. Phách và trống do một nhạc công kiêm sử dụng. Nhạc khí phụ hoạ còn có thể dùng mô phỏng một cách sinh động những tiếng động trong cuộc sống như: tiếng trống, tiếng thanh la cầm canh để biểu hiện thời gian sớm tối; hay tiếng gió, tiếng sám, tiếng ngựa hí, gà gáy Những diễn viên không biểu diễn mà chỉ hát phụ hoạ được gọi là "thanh xướng"; còn những diễn viên vừa hát, vừa biểu diễn, do phải hoá trang, nên gọi là "thái xướng" ("thái" có nghĩa là màu sắc).