Bài giảng Balantidium coli - BS. Nguyễn Thị Thảo Linh

Bài giảng Balantidium coli do BS. Nguyễn Thị Thảo Linh biên soạn sau đây sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về đặc điểm hình thể, chu trình phát triển, tác hại, phương pháp chẩn đoán và điều trị, các biện pháp dự phòng đối với bệnh balantidium coli. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về điều này. | BALANTIDIUM COLI BS. Nguyễn Thị Thảo Linh Email: nttlinh@ Mục tiêu bài học: 1. Nêu đặc điểm hình thể. 2. Trình bày chu trình phát triển. 3. Trình bày tác hại. 4. Nêu phương pháp chẩn đoán và điều trị. 5. Nêu các biện pháp dự phòng. 1. Đại cương 2. Hình thể 1. Dạng hoạt động ( Balantidium coli trophozoites) - Hình trứng, thân phủ đầy lông tơ, kt # 30 – 200 mcm, có miệng bào và hậu môn. - Có 2 nhân: nhân to hình hạt đậu, nhân nhỏ hình tròn. - Tế bào chất có nhiều không bào. 2. Dạng bào nang ( Balantidium coli cyst) - Hơi tròn, kt # 50 – 60 mcm, vách dày, có 1 nhân to. Balantidium coli trophozoites Balantidium coli cyst 3. Chu trình phát triển - Balantudium coli sống ở đại tràng. - Ký chủ chính là heo, người là ký chủ phụ. - Dinh dưỡng bằng cách ăn các vi khuẩn, tinh bột, chất cặn bã và ký sinh trùng khác. - Sinh sản bằng 2 cách: + Vô tính: tách đôi theo chiều ngang + Hữu tính: hai cá thể Balantudium coli trophozoites tiếp hợp nhau, nhân pha trộn nhau, phân chia trở lại thành 2 cá thể mới có khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn. 3. Chu trình phát triển - Khi môi trường không thuận lợi, dạng hoạt động chuyển thành dạng bào nang theo phân ra ngoài, sống rất lâu ở môi trường bên ngoài. - Khi heo, người nuốt phải bào nang, vào đến ruột bào nang chuyển thành dạng hoạt động. 4. Dịch tễ học 1. Phân bố - Ở các quốc gia có nuôi heo. - Việt Nam tỷ lệ nhiễm ở người chăn nuôi heo 25%, ở heo có thể đến 60 - 100%. 2. Nguồn bệnh - Người, heo nhiễm Balantidium coli. - Bào nang Balantidium coli có rất nhiều trong phân heo 3. Đường lây - Qua đường tiêu hóa do ăn phải bào nang. 5. Triệu chứng - Có thể không có triệu chứng. - Viêm đại tràng mãn: đau bụng âm ỉ, tiêu phân có đàm, tiêu chảy xen lẫn táo bón. - Diễn tiến: bệnh có thể kéo dài 20 năm. - Biến chứng: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, áp xe gan. 6. Chẩn đoán Lâm sàng : dễ nhầm với lỵ amip. Cận lâm sàng quyết định. - Soi phân: tìm bào nang. 7. Điều trị Dùng các thuốc kháng sinh diệt đơn bào: 1. Metronidazole 500 mg ( Flagyl 250 mg, 500 mg) liều 500 mg x 3 lần/ngày x 7 ngày. 2. Tetracyline 500 mg liều 500 mg x 4 lần/ngày x 10 ngày 8. Dự phòng Cấp 0:- Giáo dục dân chúng ý thức về nhiễm bệnh. - Không nuôi heo thả rong, xử lý phân, nước thải chuồng trại đúng qui cách. Cấp 1: - Uống nước đun sôi, ăn rau nấu chín. - Vệ sinh cá nhân tốt sau khi vệ sinh chuồng, trại. - Cách ly khu chăn nuôi với nơi ở của người. Cấp 2: - Tìm người nhiễm bằng xét nghiệm phân để điều trị, nhất là người chăn nuôi heo Cấp 3: - Điều trị biến chứng xuất huyết, thủng ruột, áp xe.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.