Văn hóa chính trị và việc nâng cao văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay với các vấn đề chính được trình bày như sau: Văn hóa – cách tiếp cận làm cơ sở cho việc nhận thức và nghiên cứu về văn hóa chính trị; văn hóa chính trị; cấu trúc, đặc điểm, chức năng của văn hóa chính trị,. Mời các bạn cùng tìm hiểu và nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | VHCT của các chủ thể chính trị ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, cùng với quá trình đổi thay của đất nước, cácc hủ thể chính trị đã có nhiều khẳng định chất mới về VHCT trên mọi phương diện; nhưng vẫn còn không ít những nét tiêu cực phi văn hoá. Một mặt, do ảnh hưởng của những tập quán truyền thống của nền sản xuất nhỏ, của chế độ phong kiến, của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, một bộ phận trong các chủ thể vẫn còn thói quen tùy tiện, vô chính phủ; sống thụ động, trông chờ ỷ lại, cam chịu; mặt khác, do ảnh hưởng của mặt trái của nền kinh tế thị trường một bộ phận người trong xã hội đã hình thành quan điểm, lối sống thực dụng, ích kỷ, vị kỷ; xem lợi ích vật chất - kinh tế là tất cả, định hướng chính trị không là gì, điều đó chính là sự xa rời định hướng XHCN của hoạt động kinh tế; cùng với đó là tình trạng xuống cấp về đạo đức nói chung, đạo đức chính trị nói riêng ở một bộ phận xã hội. Chính những hạn chế trên đã ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành và phát huy văn hóa tranh luận trong chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp quyền - những bộ phận có quan hệ chặt chẽ với VHCT nói chung; ảnh hưởng đến việc hình thành nền tảng vững chắc cho cơ chế dân chủ trong đời sống xã hội nói chung, trong HTCT nói riêng.