Chương 1 một số vấn đề lý luận về căn hộ chung cư và hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, chương 2 pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, chương 3 định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là những nội dung chính trong 3 chương của đề tài "Nghiên cứu góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư". để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | Lấy ví dụ, tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa chủ đầu tư và người mua có thể được giải quyết tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc tại trọng tài thương mại theo lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, nếu áp dụng hợp đồng mẫu ([19], Điều 18), các bên chỉ có thể lựa chọn tòa án làm cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo Thông tư 03/2014/TT-BXD, hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và người mua không đúng với quy định của hợp đồng mẫu sẽ không được công nhận ([6], Điều ). Như vậy, thỏa thuận của các bên (như giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại) mặc dù phù hợp với quy định của pháp luật (Luật Trọng tài thương mại), nhưng không tuân quy định của hợp đồng mẫu (giải quyết tranh chấp bằng tòa án) thì vẫn không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, theo Bộ luật Dân sự, nếu hình thức và nội dung hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật, thì hợp đồng đó có sẽ có giá trị pháp lý. Vậy, phải chăng Thông tư 03 có hiệu lực cao hơn Bộ luật Dân sự? Thêm vào đó, quy định trên của Bộ Xây dựng đã phần nào can thiệp vào thẩm quyền xét xử của Tòa án.