Bài giảng "Bệnh thấp" giới thiệu đến các bạn những nội dung về sinh bệnh học của bệnh thấp, các đặc điểm lâm sàng của bệnh thấp, các cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh thấp, chẩn đoán được một trường hợp bệnh thấp. Hy vọng đây nội dung bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | BỆNH THẤP ThS Huỳnh Thanh Hiền Mục tiêu 1. Hiểu được sinh bệnh học của bệnh thấp. 2. Trình bày các đặc điểm lâm sàng của bệnh thấp. 3. Liệt kê các cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh thấp. 4. Chẩn đoán được một trường hợp bệnh thấp. ĐẠI CƯƠNG - Bệnh thấp (Rheumatic fever) hay Sốt thấp cấp (Acute Rheumatic fever) là một bệnh tự miễn. - Xảy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (LCK β A). - Có tính chất hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt ở tim, khớp, hệ thần kinh, mạch máu, da và tổ chức dưới da - Trong đó tổn thương tim nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong trong đợt thấp cấp tính, hoặc để lại di chứng vĩnh viễn ở van tim. - Thấp là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim mắc phải ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi ở các nước đang phát triển. DỊCH TỂ HỌC - Thấp là bệnh của trẻ em. - Theo WHO, mỗi năm trên toàn cầu có 20 triệu trẻ mới mắc bệnh thấp và 0,5 triệu trẻ chết vì thấp tim. - Tần suất bệnh thấp không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, quốc . | BỆNH THẤP ThS Huỳnh Thanh Hiền Mục tiêu 1. Hiểu được sinh bệnh học của bệnh thấp. 2. Trình bày các đặc điểm lâm sàng của bệnh thấp. 3. Liệt kê các cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh thấp. 4. Chẩn đoán được một trường hợp bệnh thấp. ĐẠI CƯƠNG - Bệnh thấp (Rheumatic fever) hay Sốt thấp cấp (Acute Rheumatic fever) là một bệnh tự miễn. - Xảy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (LCK β A). - Có tính chất hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt ở tim, khớp, hệ thần kinh, mạch máu, da và tổ chức dưới da - Trong đó tổn thương tim nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong trong đợt thấp cấp tính, hoặc để lại di chứng vĩnh viễn ở van tim. - Thấp là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim mắc phải ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi ở các nước đang phát triển. DỊCH TỂ HỌC - Thấp là bệnh của trẻ em. - Theo WHO, mỗi năm trên toàn cầu có 20 triệu trẻ mới mắc bệnh thấp và 0,5 triệu trẻ chết vì thấp tim. - Tần suất bệnh thấp không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, quốc gia nhưng tùy thuộc vào nhiều lứa tuổi, theo mùa, môi trường, điều kiện sống, mức sống kinh tế, văn hóa, xã hội - Lứa tuổi thường gặp từ 5- 14. - Bệnh dễ phát vào mùa đông và xuân, lúc thời tiết còn lạnh và ẩm. - Môi trường sống kém vệ sinh, điều kiện ăn ở chật chội, thiếu ăn, nghèo khổ là các yếu tố làm cho bệnh thấp ở các nước đang phát triển cao hơn các nước khác. - Ở Việt Nam, tần suất bệnh thấp ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc từ năm 1961- 1993 là 1,3- 3,94/1000 và cả TP HCM 2001 là 2,43/ 1000. SINH LÝ BỆNH - Bệnh thấp là một bệnh tự miễn. - Khi xâm nhập vô họng LCK β A tiết khoảng 20 chất mang tính kháng nguyên với cơ thể con người. - Kháng nguyên này làm cơ thể tạo ra kháng thể chống lại liên cầu và cả tế bào của tim, thận, khớp vì có sự phản ứng chéo giữa các kháng nguyên của liên cầu với các cơ quan đó. - Có nhiều yếu tố liên quan đến sinh lý bệnh của bệnh thấp như: 1. Vị trí nhiễm LCK, 2. Bản thân LCK β A, Phản ứng chéo giữa các kháng nguyên của LCK β A và một số cơ quan của .