Đặc điểm địa hóa đá mẹ và dầu thô bể Tây Nam

Nghiên cứu đặc điểm địa hóa của các tầng sinh dầu khí một cách đầy đủ, có hệ thống là việc làm cần thiết cho công tác định hướng tìm kiếm thăm dò dầu khí. Trong phạm vi lãnh hải Việt Nam, bể trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Tây Nam đã có giếng khoan thăm dò dầu khí trên các lô 51,50,46,49 do FINA và UNOCAL tiến hành. Trong số các GK đó đã có 3 GK khoan sâu tới tầng móng, 8 GK chỉ mới khoan tới trầm tích Oligoxen. Đã phát hiện ra khí ở GK 51-UM-1X, dầu và khí ở 5 GK thăm dò dầu khí của lo 46. Dựa trên kết quả phân tích địa hóa các mẫu trầm tích thu được ở các giếng khoan, kết quả nghiên cứu địa chất - địa vật lý tiến hành đánh giá đặc điểm địa hóa đá mẹ theo các thông số: Độ giàu vật chất hữu cơ (VCHC), loại VCHC, mức độ trưởng thành của VCHC. Nghiên cứu tính chất vật lý, thành phần hóa học, kết quả phân tích sắc ký khí C15+, sắc ký khối phổ khí. Có thể nhận thấy nguồn gốc VCHC của dầu/khí và mối liên quan giữa dầu/khí với đá mẹ.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.