Công nghệ kết tủa lắng đọng điện hóa bằng dòng xung chế tạo sợi nano đồng và composite Ni-Sic

Công nghệ lắng đọng hóa học từ pha khí ( Chemical Vapor Deposition: CVD) đã được sử dụng phổ biến để chế tạo vật nano. Tương tự như CVD, công nghệ kết tủa để lắng đọng điện hóa (Electrochemical Deposition: ED) cũng có thể được sử dụng để chế tạo các vật liệu nano theo nguyên lý “bottom-up: từ dưới lên”. Khác với quá trình “ từ dưới lên” của công nghệ CVD được bắt đầu từ phân tử hoặc nguyên tử có ở thể khí, công nghệ điện hóa thực hiện quá trình kết tủa và lắng đọng tạo vật liệu nanô chủ yếu từ các ion hoặc các hạt nano lơ lửng có trong dung dịch điện li Công nghệ điện hóa cũng có thể chế tạo được các dạng vật liệu nanô khác nhau như: hạt, sol, gel-không chiều; dây, sợi, ống-một chiều; màng, lớp-hai chiều hoặc nanocomposit. Ưu điểm của công nghệ điện hóa là thực hiện quá trình phản ứng ở nhiệt độ phòng và với dung dịch điện li nước nên khá kinh tế và thân thiện môi trường. Việc điều khiển kích thước vật liệu của quá trình công nghệ điện hóa được thực hiện bằng các chế độ công nghệ của kĩ thuật mạ thông dụng cũng như kết hợp với kỹ thuật dòng xung và bề mặt điện cực ca tốt xốp có lỗ kích thước nanomét. Với công nghệ điện hóa đã nêu trên có thể nghiên cứu chế tạo được sợi nano đồng và tạo lớp nanôcomposit Ni-SiC.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    246    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.