Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, đề tài "Cải cách cơ chế kinh tế và thay đổi mô hình kinh tế" giới thiệu đến các bạn những nội dung tổng quan về cơ chế kinh tế và mô hình kinh tế, cải cách cơ chế kinh tế và thay đổi mô hình kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới, đánh giá về quá trình đổi mới ở Việt Nam. để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | Cải cách cơ chế kinh tế, thay đổi mô hình kinh tế và thực hiện các công cuộc chuyển đổi là quá trình tất yếu để phát triển nền kinh tế của quốc gia. Nếu như cơ chế kinh tế là phương thức tự vận động của nền kinh tế, là biểu tượng của nhân tố khách quan thì mô hinh kinh tế là cách thức mô tả thực thể kinh tế đã được đơn giản hóa để giải quyết những vấn đề quan trọng của nền kinh tế là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Bắt đầu đổi mới từ năm 1986 đến nay đã trải qua gần 30 năm, nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi toàn diện, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới này là hoàn toàn phù hợp với lộ trình phát triển của thế giới trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế chính vì thế đã đem đến cho Việt Nam những thành công nhất định. Bên cạnh đó chúng ta vẫn còn một số hạn chế nhất định và cần Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý để liên tục bổ sung cũng như xây dựng những quan điểm phù hợp với tình hình kinh tế trong từng giai đoạn, để thực hiện được mục tiêu dân giàu – nước mạnh, hòa nhập được với xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và khu vực.