Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần xử lý những điều gì để tối đa hóa lợi nhuận? Liên hệ với thực tế tại Việt Nam,. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề trên nội dung bài "Seminar Kinh tế vi mô" dưới đây. Hy vọng nội dung bài thuyết trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI SEMINAR KINH TẾ VI MÔ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó, được xác định như sau: Lợi nhuận(π)= Tổng doanh thu (TR) – tổng chi phí(TC) Lấy dữ liệu thưc tế áp dụng ngay vào sản phẩm Phân phối đại lý địa phương rộng lớn Mở chiến dịch tiếp thị khổng lồ Doanh thu cận biên (MR) là doanh thu tăng lên sau khi bán thêm 1 đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm sau khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Doanh thu cận biên và chi phí cận biên Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất, điều này đạt được khi đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận =0. TR : Tổng doanh thu Q : Khối lượng hàng hóa cận biên MC: Chi phí cận biên TC: Tổng chi MR: Doanh thu cận biên Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Do vậy để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn mốc sản lượng q*, mà tại đó doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Ở những mức sản lượng thấp hơn q*, MR>MC. Do đó nếu bán ra thêm sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận (hay giảm thua lỗ) vì phần doanh thu tăng thêm lớn hơn phần chi phí tăng thêm do bán ra sản phẩm đó. Do vậy doanh nghiệp sẽ tăng thêm sản lượng. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Ở bên phải q*, MC>MR. việc tăng sản lượng sẽ làm phần tăng chi phí nhiều hơn phần tăng lợi nhuận . Sản xuất và bán ra thêm sản phẩm sẽ làm giảm lợi nhuận. Như vậy doanh nghiệp sẽ tăng thêm lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XỬ LÝ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu Xác định được điểm hòa vốn của sản xuất Phát triển trình độ đội ngũ lao động, tạo động lực cho người lao động Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội Tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất tốt. Giảm chi phí sản xuất xuống thấp nhất có thể Liên hệ thực tế Việt Nam Các doanh nghiệp đã làm một số hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận: Tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Xây dựng phương án sx kinh doanh hiệu quả Xây dựng kết cấu sản phẩm có lợi nhất Hạ giá thành sản phẩm Đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn LIÊN HỆ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM VD tại siêu thị Big C: Hình thức kinh doanh- bán lẻ: tung ra các chương trình khuyến mại tặng kèm các sản phẩm, chương trình giảm giá vào các dịp lễ trong năm Quản lí: có chế độ tiền thưởng theo doanh thu cho nhân viên Quy mô: mở rộng hệ thống bán lẻ Giảm chi phí quảng cáo Loại bỏ hàng kém hiệu quả Nâng cao năng lực của nhân viên kinh doanh Củng cố và làm tăng sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng Mở rộng thị phần, chi nhánh KẾT LUẬN Tối đa hóa lợi nhuận giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết trước được quy mô số lãi mà doanh nghiệp sẽ tạo ra, từ đó giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sắp xếp nhiệm vụ hoạt dộng kinh doanh và tìm ra các giải pháp phấn đấu thực hiện. Việc tối đa hóa lợi nhuận là 1 điểm hay 1 khâu quan trọng trong việc phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp , phát triển tình hình tài chính của doanh nghiệp. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !