Giãn phế quản là tình trạng tăng bất thường, hằng định và không hồi phục khẩu kính phế quản của một phần PQ. Bài giảng Giãn phế quản sau đây sẽ giúp cho các bạn biết được định nghĩa, nguyên nhân, phân loại, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị đối với bệnh giãn phế quản. | GIÃN PHẾ QUẢN Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai ĐỊNH NGHĨA Giãn phế quản là tình trạng tăng bất thường, hằng định và không hồi phục khẩu kính phế quản của một phần PQ. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường. CƠ CHẾ BỆNH SINH Giãn phế quản có thể bẩm sinh do di truyền hoặc do mắc phải. 3 cơ chế quan trọng: nhiễm khuẩn, tắc phế quản và xơ hoá quanh phế quản. Bình thường VK rất khó kết dính vào biểu mô PQ nhưng khi biểu mô PQ bị tổn thương thì VK lại dễ kết dính vào biểu mô, gây viêm, làm cho thành PQ bị phá huỷ và bị giãn ra. NGUYÊN NHÂN Dị tật bẩm ở cấu trúc phế quản: Hội chứng Kartagener mô tả 1933 Hội chứng Williams – Campbell Hội chứng Mounier – Kuhn Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao: Hội chứng rối loạn vận động nhung mao Rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. NGUYÊN NHÂN Rối loạn cơ chế bảo vệ: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh: giảm gamma - glôbulin máu, giảm chọn lọc lgA, lgM, lgG. Suy giảm miễn dịch thứ phát: dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh ở tuỷ, bệnh bạch cầu mạn tính. Do bệnh xơ hoá kén (Mucovisidose): chiếm 50% các trường hợp GPQ, là nguyên nhân thường gặp nhất ở Châu Âu và Bắc Mĩ. NGUYÊN NHÂN Do viêm hoại tử ở thành phế quản: GPQ sau NK phổi như lao, viêm phổi vi khuẩn, vi rút, sởi, ho gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc. Do phế quản lớn bị tắc nghẽn: lao hạch phế quản, hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc sẹo xơ: lao phổi xơ, lao xơ hang, áp xe phổi mạn tính NGUYÊN NHÂN Đáp ứng miễn dịch quá mức: bệnh Aspergillus phổi phế quản dị ứng. Đáp ứng miễn dịch quá mức cũng có thể xảy ra sau ghép phổi. GPQ vô căn: giãn phế quản vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản, nhưng bị bỏ qua, thường gặp ở người lớn ở thuỳ dưới. PHÂN LOẠI Giãn phế quản do viêm, do thành phế quản bị phá huỷ Giãn phế quản thể xẹp phổi (thường xẹp ở thuỳ dưới trái). Giãn phế quản do nhu mô phổi . | GIÃN PHẾ QUẢN Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai ĐỊNH NGHĨA Giãn phế quản là tình trạng tăng bất thường, hằng định và không hồi phục khẩu kính phế quản của một phần PQ. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường. CƠ CHẾ BỆNH SINH Giãn phế quản có thể bẩm sinh do di truyền hoặc do mắc phải. 3 cơ chế quan trọng: nhiễm khuẩn, tắc phế quản và xơ hoá quanh phế quản. Bình thường VK rất khó kết dính vào biểu mô PQ nhưng khi biểu mô PQ bị tổn thương thì VK lại dễ kết dính vào biểu mô, gây viêm, làm cho thành PQ bị phá huỷ và bị giãn ra. NGUYÊN NHÂN Dị tật bẩm ở cấu trúc phế quản: Hội chứng Kartagener mô tả 1933 Hội chứng Williams – Campbell Hội chứng Mounier – Kuhn Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao: Hội chứng rối loạn vận động nhung mao Rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. NGUYÊN NHÂN Rối loạn cơ chế bảo vệ: Suy giảm miễn dịch bẩm sinh: giảm gamma - glôbulin máu, giảm chọn lọc lgA,