Quan niệm về hình tượng người anh hùng của Lưu Bị và Tào Tháo qua hồi thứ 21, quan niệm của La Quán Trung về hình tượng người anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa, ảnh hưởng của Nho giáo trong quan niệm về người anh hùng của La Quán Trung,. là những nội dung chính trong tài liệu "Quan niệm về hình tượng người anh hùng của La Quán Trung". . | ”. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, mỗi tác phẩm ra đời là một quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật miệt mài và nghiêm túc của nhà văn. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là một tác phẩm ẩn chứa những nội dung tư tưởng sâu sắc về cuộc đời, về con người, giúp cho người đọc có thể hiểu hơn về cuộc đời, về bản thân mình hôm nay và hiểu hơn cả về những gì đã thuộc về lịch sử. Tam quốc chí diễn nghĩa là tác phẩm mang đến cho người đọc những tư tưởng sâu sắc nhất, chân thực nhất về cuộc đời và con người trong lịch sử xa xưa của Trung Quốc. Có lẽ vì thế, bộ tiểu thuyết này đã vượt qua thử thách của thời gian để có thể đến với người đọc hôm nay và mai sau. Qua hồi thứ 21 “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” và toàn bộ tác phẩm, quan niệm của La Quán Trung về hình tượng người anh hùng hiện lên vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Cho đến cuối cùng, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Tào Tháo, Triệu Vân, đều phải chết nhưng để lại trong lòng người đọc vẫn là những hình ảnh phi thường, xuất chúng, những hành động đầy nghĩa khí, những mưu lược hơn người. Có thể nói, quan niệm về người anh hùng của tác giả tuy không mới nhưng lại rất đúng đắn, phù hợp với những điều kiện lịch sử thời bấy giờ. Đây cũng là một hình tượng nghệ thuật trung tâm, tiêu biểu của văn học cổ Trung Quốc. Vì thế, quan niệm của La Quán Trung cũng đã có đóng góp nhất định, mở đầu cho hình tượng người anh hùng trong những giai đoạn tiếp theo.