Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, các quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới, phản ứng của các nhà khoa học đối với chủ nghĩa hậu hiện đại là những nội dung chính trong bài viết "Chủ nghĩa hậu hiện đại, tồn tại hay không tồn tại". nội dung bài viết để nắm bắt chi tiết. | nào cho chủ nghĩa hậu hiện đại, hầu như tất cả những người ủng hộ hậu hiện đại đều có khuynh hướng gọi các trào lưu hiện đại đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại, từ chủ nghĩa Đađa đến chủ nghĩa siêu thực, từ Kafka đến kịch phi lý. Nhiều người chỉ nghe người nước ngoài nói thế nào về hậu hiện đại thì nói theo như thế ấy mà không hề có ý thức rõ ràng về nó. Chẳng hạn có người khi đọc thấy một ý kiến vô căn cứ của một người nước ngoài cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại có những đặc điểm gần với chủ nghĩa Marx, thế là lấy ngay ý kiến đó làm tiêu chuẩn để phán xét hậu hiện đại mà không hề biết rằng quan điểm của một chủ soái hậu hiện đại (Francois Lyotard) lại cho rằng chủ nghĩa Marx là một “đại tự sự” cần phải xóa bỏ. Và gần đây, tôi cũng lại bắt gặp ý kiến của một tác giả Việt Nam cho rằng “chủ nghĩa hậu hiện đại chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx”! Điều này thật là khôi hài. Nó càng chứng tỏ trong số những người cổ xúy cho [chủ nghĩa] hậu hiện đại, có nhiều người chẳng hiểu gì về [chủ nghĩa] hậu hiện đại. Có những người trước đây từng làm theo sách nước ngoài xếp một số trường phái văn học và một số lý thuyết nghiên cứu vào cái ô “hiện đại”, thì nay, thấy những người nước ngoài khác gọi chúng là hậu hiện đại, thì họ lại quay sang nói theo là “hậu hiện đại”. Rõ ràng ở đây có một sự bắt chước rất tùy tiện. Còn có những người thì, với thói bắt chước a dua, lại sẵn sàng bịa tạc ra đủ thứ chuyện xung quanh thuật ngữ này! Thực tế, vụ Sokal cho thấy trong