Quan hệ dân luật, các thành phần của quan hệ dân luật là những nội dung chính trong bài giảng "Một số vấn đề về pháp luật dân sự". để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Người thực hiện: Trương Thùy Linh Trần Thị Ngọc Linh 1. Quan hệ dân luật: Định nghĩa: Quan hệ dân luật là những quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở các quy phạm dân luật, trong quan hệ đó các bên đương sự bình đẳng với nhau, nghĩa vụ dân sự của bên này tương đương với quyền lợi dân sự của bên kia. Đặc điểm: Quyền và nghĩa vụ của bên đương sự này tương đương với quyền và nghĩa vụ của bên đương sự kia. Quan hệ dân luật là quan hệ mang tính ý chí, ở đây là ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự và ý chí của nhà nước mà trong đó ý chí của chủ thể phải phù hợp và phục tùng ý chí của nhà nước. Quan hệ dân luật được đảm bảo thực hiện bằng sự thuyết phục cưỡng chế của nhà nước. 2. Các thành phần của QHDL Chủ thể Nội dung Khách thể Quan hệ pháp luật dân sự Chủ thể: a. Khái niệm: Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó. b. Các loại . | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Người thực hiện: Trương Thùy Linh Trần Thị Ngọc Linh 1. Quan hệ dân luật: Định nghĩa: Quan hệ dân luật là những quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở các quy phạm dân luật, trong quan hệ đó các bên đương sự bình đẳng với nhau, nghĩa vụ dân sự của bên này tương đương với quyền lợi dân sự của bên kia. Đặc điểm: Quyền và nghĩa vụ của bên đương sự này tương đương với quyền và nghĩa vụ của bên đương sự kia. Quan hệ dân luật là quan hệ mang tính ý chí, ở đây là ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự và ý chí của nhà nước mà trong đó ý chí của chủ thể phải phù hợp và phục tùng ý chí của nhà nước. Quan hệ dân luật được đảm bảo thực hiện bằng sự thuyết phục cưỡng chế của nhà nước. 2. Các thành phần của QHDL Chủ thể Nội dung Khách thể Quan hệ pháp luật dân sự Chủ thể: a. Khái niệm: Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó. b. Các loại chủ thể: Chủ thể của quan hệ dân luật Cá nhân Pháp nhân Hộ gia đình, tổ hợp tác Nhà nước Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao giờ cũng có ít nhất là hai bên: một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ, các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể có tính chất tương xứng và đối lập nhau. Khách thể: a. Khái niệm: Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là đối tượng, là cái mà chủ thể của quan hệ đó nhắm vào. b. Các loại khách thể: Khách thể trong quan hệ dân luật Vật trong quan hệ mua bán Hành vi trong quan hệ dịch vụ Các giá trị nhân thân trong quan hệ nhân thân Kết quả của hoạt động sáng tạo Vật là khách thể chủ yếu trong quan hệ dân luật. Có thể phân loại vật thành: Vật tự do lưu thông, vật bị cấm lưu thông và vật bị hạn chế lưu thông Vật chia được và vật không chia được Vật đồng loại và vật đặc định Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Nội dung: Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp quyền và nghĩa vụ dân sự của chủ thể dân luật trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Trong đó: + Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo một cách nhất định trong khuôn khổ do pháp luật quy định và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước. + Nghĩa cụ dân sự là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp luật dân sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có thể phát sinh do quy định của pháp luật hoặc do các chủ thể chủ động tạo ra thông qua các giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.