Bài giảng Luật Nghĩa vụ: Chương 6 do TS. Ngô Huy Cương biên soạn trình bày về giao dịch dân sự của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 (tự do ý chí, hành vi pháp lý, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, xử lý hợp đồng vô hiệu,.). Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này. | LUẬT NGHĨA VỤ Người soạn thảo: TS. Ngô Huy Cương Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận xét đầu tiên về Chương VI- Giao dịch dân sự của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 Lý Cũ là một công ty TNHH chuyên mua bán ô tô cũ có một chiếc xe đời cổ rất hiếm và đẹp. Lý Cũ đưa xe ra trưng bày để bán tại một cửa hàng của Lý Cũ. Trung Dung là Chánh văn phòng của Bộ NN & PTNT đang đi tìm mua xe cho Bộ, rất thích chiếc xe này, nên đề nghị cửa hàng không bán chiếc xe này cho ai trong vòng ba ngày để Trung Dung trình với Bộ trưởng về việc quyết định mua chiếc xe này. Phụ trách cửa hàng của Lý Cũ đồng ý. Ngay ngày hôm sau Trung Dung quay lại để mua xe. Nhưng Lý Cũ đã bán chiếc xe đó cho Tri Thời. Trung Dung rất bực, cho rằng Lý Cũ đã vi phạm hợp đồng. Lỹ Cũ lập luận: Cửa hàng trưởng của Lý Cũ không có thẩm quyền để hứa hẹn như vậy, và dù có hứa cũng không thể bị ràng buộc bởi lời hứa đó, hơn nữa Trung Dung không có tư cách đại diện cho Bộ NN & PTNT, vì vậy chưa có hợp đồng nào tồn tại giữa hai bên. Trung Dung nhấn mạnh, nhiều người mua xe của cửa hàng này từ trước tới nay chỉ cần đàm phán và ký kết hợp đồng với cửa hàng trưởng là đủ. Lý Cũ phản bác: Những vụ mua bán trước đều do người đại diện của Lý Cũ uỷ quyền cho cửa hàng trưởng, và khách mua hàng đều là quen biết, nhưng riêng đối với chiếc xe này, Lý Cũ đã có văn bản thông báo cho các cửa hàng của Lý Cũ là phải do Tổng giám đốc của Lý Cũ quyết định. Tình huống 1 Tình huống 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn Hợp Tung gồm có năm thành viên là Thăng, Long, Đệ, Nhất, Kiếm. Trong đó Thăng góp 50% tổng số vốn góp của công ty, Long góp 25% tổng số vốn góp của công ty. Long là Tổng giám đốc (đại diện theo pháp luật của công ty) ký với Thăng một hợp đồng mà Hội đồng thành viên của công ty không biết và có khả năng gây thiệt hại cho công ty. Đệ, Nhất, Kiếm tới gặp luật sư để yêu cầu tư vấn. Câu hỏi: Luật sư có ý kiến pháp lý gì trong trường hợp này? Tình huống 3 Hách là Thứ trưởng Bộ Y phát hiện ra một cơ hội kinh doanh . | LUẬT NGHĨA VỤ Người soạn thảo: TS. Ngô Huy Cương Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận xét đầu tiên về Chương VI- Giao dịch dân sự của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 Lý Cũ là một công ty TNHH chuyên mua bán ô tô cũ có một chiếc xe đời cổ rất hiếm và đẹp. Lý Cũ đưa xe ra trưng bày để bán tại một cửa hàng của Lý Cũ. Trung Dung là Chánh văn phòng của Bộ NN & PTNT đang đi tìm mua xe cho Bộ, rất thích chiếc xe này, nên đề nghị cửa hàng không bán chiếc xe này cho ai trong vòng ba ngày để Trung Dung trình với Bộ trưởng về việc quyết định mua chiếc xe này. Phụ trách cửa hàng của Lý Cũ đồng ý. Ngay ngày hôm sau Trung Dung quay lại để mua xe. Nhưng Lý Cũ đã bán chiếc xe đó cho Tri Thời. Trung Dung rất bực, cho rằng Lý Cũ đã vi phạm hợp đồng. Lỹ Cũ lập luận: Cửa hàng trưởng của Lý Cũ không có thẩm quyền để hứa hẹn như vậy, và dù có hứa cũng không thể bị ràng buộc bởi lời hứa đó, hơn nữa Trung Dung không có tư cách đại diện cho Bộ NN & PTNT, vì vậy chưa có hợp đồng nào tồn tại .