Bài giảng Bài 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 Bài giảng "Bài 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" cung cấp cho người học các kiến thức: Về cương lĩnh và các cương lĩnh của Đảng, những nội dung cơ bản của cương lĩnh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. nội dung chi tiết. | Bài 2 CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚCTRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Bổ sung, phát triển năm 2011) A. VỀ CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG I. VỀ CƯƠNG LĨNH 1. Khái niệm cương lĩnh Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, chỉ rõ mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị. 2. Tính chất của cương lĩnh - Cương lĩnh là bản tuyên ngôn. - Cương lĩnh là lời hiệu triệu: - Cương lĩnh là văn bản “ pháp lý” cao nhất của Đảng. Cương lĩnh do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. - Cương lĩnh là văn bản có tính chất chiến lược lâu dài. - Cương lĩnh là cơ sở của công tác xây dựng và phát triển Đảng. II. CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG 1. Những cương lĩnh đầu tiên của Đảng Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã thông qua cương lĩnh chính trị để tập hợp và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đến tháng 10-1930 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, trong đó đã cụ thể hóa thêm những nội dung cơ bản của Chánh cương, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt đã được thông qua. Tổng hợp các văn kiện đó là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, gọi là Cương lĩnh 1930. Dưới ánh sáng của cương lĩnh đầu tiên đó, nhân dân ta đã thực hiện thành công Cách mạng Tháng tám năm 1945 vĩ đại, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. 2. Chính cương Đảng lao động Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng ta đổi tên thành Đảng lao động Việt Nam và thông qua “ Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” Tư tưởng nổi bật của Chính cương là chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện cách mạng | Bài 2 CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚCTRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Bổ sung, phát triển năm 2011) A. VỀ CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG I. VỀ CƯƠNG LĨNH 1. Khái niệm cương lĩnh Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, chỉ rõ mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị. 2. Tính chất của cương lĩnh - Cương lĩnh là bản tuyên ngôn. - Cương lĩnh là lời hiệu triệu: - Cương lĩnh là văn bản “ pháp lý” cao nhất của Đảng. Cương lĩnh do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. - Cương lĩnh là văn bản có tính chất chiến lược lâu dài. - Cương lĩnh là cơ sở của công tác xây dựng và phát triển Đảng. II. CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG 1. Những cương lĩnh đầu tiên của Đảng Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã thông qua cương lĩnh chính trị để tập hợp và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) đã thông qua Chánh cương vắn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.