Triết học với tính cách là hệ thống các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới,. là một hình thái ý thức xã hội chỉ xuất hiện từ khi xã hội có phân chia giai cấp, có sự tách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Tham khảo nội dung bài viết "Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm qua đường lối triết học của Đêmôcrít và Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đại" để hiểu hơn về vấn đề này. | Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đê mô crít là chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bị bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của thiên nhiên. Đêmôcrít cho rằng sự sống của con người là kết quả của sự biến đổi tự nhiên, bắt đầu từ sinh vật sống ở dưới nước rồi đến động vật có vú. Trải qua sự biến đổi lâu dài của giới tự nhiên mới thành con người. Con người theo Đêmôcrít là động vật có khả năng học, có cảm giác, năng động; linh hồn con người là tổng thể các nguyên tử. Đêmôcrít phủ nhận quan điểm duy tâm tôn giáo về linh hồn và cho rằng linh hồn cũng chết đi cùng với thể xác, mọi quan niệm về thế giới bên kia, về thiên đường chỉ là bịa đặt. Tuy nhiên về bản thể luận ông cũng có một số hạn chế nhất định đó là: Một mặt ông phê phán các quan điểm duy tâm cho rằng có một lực lượng siêu nhiên tồn tại bên ngoài chi phối mọi sự vận động biến đổi của thế giới, nhưng mặt khác ông lại thừa nhận có linh hồn. Ông cho rằng sự vật không có linh hồn còn sinh vật thì có linh hồn và linh hồn được cấu tạo bởi nguyên tử (Hạn chế)