Chiếu cầu hiền đây là loại văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại của triều đình nhằm công bố cho thần dân trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều. Chiếu thường được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn-sáu hoặc sáu-bốn, có vế đối ở từng cặp câu. Tham khảo bài viết "Chiếu cầu hiền" để nắm bắt thông tin chi tiết. | CHIẾU CẦU HIỀN Thể loại: chiếu. Đây là loại văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại của triều đình (vua) nhằm công bố cho thần dân trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều. Chiếu thường được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn-sáu hoặc sáu-bốn, có vế đối ở từng cặp câu. Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu: Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu theo yêu cầu của vua Quang Trung muốn các sĩ phu đất Bắc Hà (tức các tri thức của triều đại Lê-Trịnh cũ ra cộng tác với triều Tây Sơn. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Lòng yêu nước của nhà vua, của tác giả với đất nước, muốn cho đất nước vững bền, giàu đẹp Trân trọng người hiền tài, mong người hiền tài ra sức xây dựng đất nước Nội dung cơ bản của tác phẩm: Tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung: lấy “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Thái độ chân thành, khiêm nhường, tư tưởng dân chủ tiến bộ của vị một vị vua yêu nước, thương dân. Tấm lòng trung kiên của Ngô Thì Nhậm: trung quân ái quốc, đồng thời thê hiện tài năng của ông. Tượng đài vua Quang Trung ở Sơn Tây, Bình Định Lễ hội tưởng nhớ vua Quang Trung với hình ảnh cưỡi voi ra trận