Tìm hiểu Phân hữu cơ

Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh vật, các loại phân hữu cơ khác,. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về loại phân này, nội dung tài liệu "Tìm hiểu Phân hữu cơ" dưới đây. | PHÂN HỮU CƠ Lợn – tấn/con/năm Dê – tấn/con/năm Trâu bò – tấn/con/năm Ngựa – tấn/con/năm Loại phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO Lợn Trâu bò Ngựa Gà Vịt Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g Cây phân xanh Đạm (N) Lân (P2O5) Muồng lá tròn 2,74 0,39 Điền thanh 2,66 0,28 Keo dậu 2,85 0,62 Cốt khí 2,43 0,27 Muồng sợi 1,22 0,17 Đậu đen 1,70 0,32 Bèo hoa dâu 4,75 0,64 Bèo tấm 2,80 0,39 % chất dinh dưỡng Địa điểm lấy than bùn Tây Ninh Củ Chi Mộc Hoá Duyên Hải N 0,38 0,09 0,16 – 0,91 0,64 P2O5 0,03 0,1 – 0,3 0,16 0,11 K2O 0,37 0,1 – 0,5 0,31 0,42 pH 3,4 3,5 3,2 2,6 Số liệu của Hồ Thìn, Võ Đình Ngô – Trung tâm địa học, Phân viện khoa học Việt Nam, TP Hồ Chí Minh. Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được. Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp. Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau được thực hiện trong các xưởng. Thông thường quá trình chế biến thông qua các công đoạn sau đây: Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời gian để Ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ 70oC. Dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, ở nước ta có nhiều xưởng sản xuất nhiều loại phân hỗn hợp trên cơ sở than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. * Phân tro, phân dơi: Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm. Trong tro có 1 – 30% K2O và – 19% P2O5. Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc dùng làm chất độn, chất trộn với phân chuồng, phân bắc, nước tiểu Kali trong tro dễ hoà tan. Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng với hàm lượng tương đối cao. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất chua. Phân dơi có hàm lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các hang động trong núi đá, thu gom phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.