Cùng tham khảo đề kiểm tra định kì học kì 1 môn "Tiếng Việt 5 - Kiểm tra đọc" năm học 2015-2016 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. | HỌ VÀ TÊN: HỌC SINH LỚP: TRƯỜNG . KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I- 2015-2016 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 KIỂM TRA ĐỌC (ĐỌC THÀNH TIẾNG) SỐ BÁO DANH Chữ kí GT1 Chữ kí GT 2 Số mật mã Số thứ tự ĐIỂM NHẬN XÉT Chữ kí GK1 Chữ kí GK 2 Số mật mã Số thứ tự Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn (khoảng 110 tiếng ) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. Bài: Tiêu chuẩn chấm điểm Điểm 1. Đọc đúng tiếng , từ . / 1đ 2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa. / 1đ 3. Giọng đọc bước đầu có diễn cảm. / 1đ 4. Tốc độ đọc. / 1đ 5. Trả lời đúng ý câu hỏi. / 1đ Cộng : / 5đ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ. I. HƯỚNG DẪN KIỄM TRA GV chọn các đọan văn trong SGK Tiếng Việt 5/Tập 1, từ tuần 11 đến tuần 15, ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ. 1/ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm. 2/ Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm. 3/ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm. Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: 0 điểm. 4/ Đọc vượt từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm. Đọc quá 2 phút: 0 điểm. 5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 đểm. Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm Bài đọc thầm: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Đắc-gờ- lớt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật ” Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc- gờ- lớt cười ngượng nghịu: “Thưa cô đó là bàn tay của cô ạ!” Cô giáo ngẩng người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. ( Theo Quà tặng của cuộc sống, Báo tuổi trẻ - NXB trẻ - TPHCM – 2001)